24 tháng 10 2021

Một số huyệt vị vùng lưng

  Một số huyệt vị vùng lưng thường áp dụng trong châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt:


1.Đại chùy
2.Đại trữ
3.Phong môn
4.Phế du
5.Quyết âm du
6.Tâm du
7.Đốc du
8.Cách du
9.Vị quản du
10.Can du
11.Đởm du
12.Tỳ du
13.Vị du
14.Tam tiêu du
15.Thận du
16.Mệnh môn
17.Chí thất
18.Khí hải du
19.Yêu dương quan
20.Đại trường du
21.Tiểu trường du
22.Thượng liêu
23.Trật biên
24.Trường cường
25.Định suyễn
26.Khí suyễn
27.Kiên tỉnh
28.Thiên tông


12 tháng 10 2021

Bấm huyệt chữa chứng bệnh hay gặp

Những cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy ... là những triệu chứng đau nhức rất phổ biến và thường xuyên chúng ta gặp phải ở hầu hết các lứa tuổi. Cách bấm một số huyệt vị dưới đây giúp giảm các cơn đau nhức tại nhà, mời quý vị độc giả tham khảo. 

Gồm các huyệt: Hợp cốc, thái xung, dũng tuyền, túc tam lý, ấn đường, côn lôn, phong trì, thiên chung, nội quan, phong phủ, nghinh hương

( Hình ảnh tham khảo từ internet )

































10 tháng 10 2021

Một số huyệt vị vùng đầu - mặt cổ

 Một số huyệt vị vùng đầu -  mặt - cổ thường áp dụng trong châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt:



1.Bách hội

2.Tứ thần thông

3.Thông thiên

4.Lạc khước

5.Đầu duy

6.Dương bạch

7.Ấn đường

8.Toản trúc

9.Ngư yêu

10.Ti trúc không

11.Đồng tử liêu

12.Thừa khấp

13.Tứ bạch

14.Thái dương

15.Thính cung

16.Hạ quan

17.Giác tôn

18.Xuất cốc

19.Ế phong

20.Nghinh hương

21.Địa thương

22.Nhân trung

23.Thừa tương

24.Giáp xa

25.Liêm tuyền

26.Thiên trụ

27.Đại chùy

28.Phong trì



04 tháng 9 2021

Cứu người trong một số tình huống nguy cấp theo cụ Lê Hữu Trác

 ( Nội dung được viết trong quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập vệ sinh yếu quyết, mục 14 - Điều dưỡng bệnh nhân - Sách của cụ Lê Hữu Trác )

...................

Ngoài cách chữa trị thông thường

Cũng nên biết cách đề phòng lúc nguy

Cứu người bổ ngã tường đè

Bỗng dưng chết ngất, cần dè chuyển lay

Động di khí loạn nguy ngay

Dần dà khí huyết phục hồi thì hơn

Cứu người bị bỏng lửa hun

Chớ nên ngâm lạnh đắp bùn mà nguy

Trong uống thanh bổ tâm tỳ 

Mật ong, thuốc bỏng bôi thì đỡ ngay

Phạm phòng ngừng thở đôi khi

Khuyên người phụ nữ để y trên mình

Chớ vì xấu hổ mà kinh

Lăn xuống thì chết vô tình sát phu

Cứu người chết đuối bến đò

Chớ nên dốc thẳng chồng giò lên trên

Nước đè thì khí tuyệt liền

Chỉ cần nằm chếch nước bèn chảy ra

Cứu người trúng nắng đường xa

Chớ nên uống lạnh mới là được yên

Cho nằm chỗ ướt không nên

Chườm nóng vào rốn dần dần tỉnh ra

Gọi là mấy phép phòng ngừa

Ta nên hiểu biết để cho đỡ lầm

...



19 tháng 8 2021

TIỂU SÀI HỒ THANG



Xuất xứ:             Thương hàn luận

Thành phần:

Sài hồ:                12g

Nhân sâm:           9g

Sinh khương:      9g

Bán hạ:               9g

Hoàng cầm:        9g

Chích cam thảo: 9g

Đại táo:              4 quả

Cách dùng:        Sắc nước uống

Công hiệu:        Hòa giải thiếu dương

Chủ trị:             Bệnh khi tà khi xâm nhập vào kinh thiếu dương ( sau một số ngày tà khí xâm nhập qua phần biểu và do không chữa trị kịp thời, đúng cách chúng bắt đầu xâm nhập vào phần lý ) , khi hàn khi nhiệt ( hàn nhiệt vãng lai ), lồng ngực và sườn đầy tức, trầm lặng không muốn ăn uống, tâm phiền buồn nôn, miện đắng, yết họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền.

Phân tích bài thuốc:

- QUÂN: Sài hồ làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài 

- THẦN: Hoàng cầm sơ tiết uất nhiệt ở kinh thiếu dương ra ngoài

- TÁ VÀ SỨ: Đẳng sâm, đại táo, cam thảo ích khí điều trung, phù chính khu tà / Bán hạ, Gừng chữa nôn mửa, không muốn ăn

Bài thuốc này là chủ phương để hòa giải thái dương. Khí chất của sài hồ là thuốc nhẹ, vị đắng rất ít, có thể làm tan uất trệ của thiếu dương. Hoàng cầm thì đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng, có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ được phiền đầy. Sài hồ và hoàn cầm cùng sử dụng như là quân và thần có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thiếu dương. Bán hạ, sinh khương thì điều lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Nhân sâm, chích cam thảo, đại táo ích khí hòa trung, phù chính khu tà. Bài thuốc này dùng cả hàn ôn, thăng giáng cùng điều hòa phối hợp, có tác dụng sơ lợi tam tiêu, điều hòa tới cả tận trên dưới, truyền thông cả trong ngoài, hòa sướng khí cơ.

Gia giảm: 

 Nếu trong ngực khó chịu mà không nôn ra được thì bỏ bán hạ, nhân sâm và thêm qua lâu thực

Miệng khát thì bỏ bán hạ, thêm một ít nhân sâm và qua lâu căn

Trong bụng có đau thì bỏ hoàng cầm và thêm thược dược

Dưới sườn đầy cứng thì bỏ đại táo và thêm mẫu lệ

Cảm giác đập mạnh ở vùng thượng vị, khó tiểu tiện thì bỏ hoàng cầm thêm phục linh

Không khát mà bên ngoài hơi nóng thì bỏ nhân sâm thêm quế chi

Bị ho thì bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương thêm vào ngũ vị tử, can khương.

Lưu ý: 

Không dùng khi bệnh nhân phạm phải càm mạo và tà khí còn ở phần biểu hoặc đã ở phần lý

Không nên dùng cho những người âm dương, khí huyết suy kém có các chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi nhiều ngày.



15 tháng 8 2021

Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-COV-2


BỘ Y TẾ

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3646/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2”.

Điều 2. “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai Tiêu chí phân loại nguy cơ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để b/cáo);
- Bộ trưởng Nguy
n Thanh Long (để b/cáo);
- Các đ/c Th
 trưởng (để chỉ đạo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang TTĐT Cục QLKCB;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành, CDC (để t/hiện);
- BV trực thuộc BYT và trường ĐH (để t/hiện);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.

2.2. Mục đích phân loại

1. Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.

2. Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.

3. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.

2.3. Nguyên tắc xử trí sau phân loại:

1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;

2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;

3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.

3. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ

STT

Màu và phân loại nguy cơ

Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu

Xử trí

1

Xanh
Mức Nguy cơ thấp

Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;

HOẶC

Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu.

HOẶC

Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương.

3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

2

Vàng
Nguy cơ trung bình

Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát hng, đau ngc... (Phụ lục 2);

HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%;

HOẶC

Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1).

1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

3

Da cam
Nguy cơ cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Phụ nữ có thai;

HOẶC

Trẻ em dưới 5 tuổi

HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

4

Đỏ
Nguy cơ rất cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3);

HOẶC

SpO2 từ 92% trở xuống;

HOẶC

Người bệnh đang có tình trạng:

- thở máy

- đang có ống mở khí quản

- liệt tứ chi

- đang điều trị hóa xạ trị.

1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

LƯU Ý:

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức “nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

 

PHỤ LỤC 1 - CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

PHỤ LỤC 2 - CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

PHỤ LỤC 3 - TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.



15 tháng 2 2021

Nhân thân tiểu thiên địa / phần 1

 


       1Mặt trời và ánh sáng chiếu rọi muôn nơi, ban phát nhiệt lượng và sự biển đổi dành cho sự sống 

Tạng tâm và hệ thống huyết mạch trong cơ thể con người ( hành hỏa)

        2- Cây xanh trên bề mặt trái đất, trong lòng biển cả ( thanh lọc không khí, tiêu hủy chất hữu cơ trong lòng đất, biến đổi cấu trúc không khí để sản sinh ôxy cho sự sống ...
Tạng can trong cơ thể con người - hành mộc

        3 - Đất, núi đồi  ( Bồi đắp hình non dáng núi, phân chia địa hình, hình thế cho vạn vật nương náu và phát triển.
Tạng tỳ - hành thổ

        4 - Không khí bao bọc trái đất 
Khí trong cơ thể con người

        5 - Nước bao phủ 3/4 trái đất, len lỏi trong những mạch ngầm trong lòng trái đất ( gột rửa, thanh lọc môi trường, phân hủy chất độc hại, lưu chuyển và cũng cấp dưỡng chất cho sự sống.  
Huyết, hệ bạch huyết và tạng thận ( hành thủy ) tỏa khắp cơ thể, đi đến từng tế bào 


Sự vận hành của trời đất: 
Mặt trời soi rọi ánh sáng tới muôn nơi trên trái đất mang  ánh sáng và nhiệt lượng đến từng ngõ ngách trên bề mặt trái đất như tạng tâm thúc đẩy huyết mạch mang ôxy và nhiệt lượng đến từng tế bào. Hoạt động của mặt trời là thiên định theo quy luật sinh khởi của vũ trụ, tâm cũng vậy, như một phần cài đặt mặc định cho nhịp đập con tim để vận hành cả một hệ thống huyết mạch. Ẩn sâu hơn trong hệ hoạt động cháy sáng của mặt trời là một quy luật của vũ trụ mà con người chưa khám phá được hết, cũng như đằng sau hoạt động mặc định của tim ( trong hệ thống tạng tâm ) là sự điều hành của những thực thể nào ? Não bộ, tâm thức, ... chúng ta cũng chưa giải đáp hết được. 
Như chúng ta biết sơ qua về cách vận hành của ánh sáng và năng lượng từ mặt trời lên bề mặt trái đất ở trên thì theo tôi, đó không phải là điều cốt lõi tạo lập lên nhiệt lượng bề mặt trái đất. Khi bạn ngồi trên máy bay ở độ cao khoảng 10km so với mặt biển,  nhìn các chỉ số thông báo trên máy bay bạn sẽ thấy nhiệt độ lúc đó khoảng -50độ C, lạ thật ! Và nhìn xuống dưới thấy mây bò lổm ngổm, chúng không bay lên cao được nữa vì đến cao độ 7-8km nhiệt độ đã giảm xuống còn 0 độ C, mây là hơi nước và chúng sẽ bị đóng băng hoặc đọng thành giọt mưa rơi xuống ( càng lên cao nhiệt độ càng giảm ). Cũng quan sát thấy nhiều vùng trên trái đất, mặc dù nắng chiếu chói chang, nhưng ở đó nhiệt độ đo ngoài trời vẫn dưới 0 độ C. Điều gì đã làm cho nhiệt độ trên bề mặt trái đất không tăng theo nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời truyền xuống ?. 
Tất cả chúng ta đều biết trong lòng trái đất có nhiệt lượng rất cao, và mọi vật chất ở lõi của trái đất đều bị nóng chảy, thường gọi là dung nham trong lòng trái đất. Chỉ khi nào bề mặt khu vực nào đó của trái đất có liên kết yếu thì dòng dung nham này sẽ phun lên ( các núi lửa ). Dưới đáy biển sâu vạn dặm, ánh sáng và nhiệt lượng của mặt trời không thể truyền tới, lẽ ra nước biển đóng băng, nhưng không, lạnh giá và băng tuyết chỉ là trên bề mặt biển, còn dưới đáy biển thì nước vẫn không đóng băng. Những núi lửa dưới đay biển hoặc một cơ chế cấp nhiệt đã khiến nước không đóng băng ở đáy biển. Thật kỳ diệu, như là hệ thống tạo thân nhiệt 37độ cho cơ thể người vậy ( hỏa tiên thiên - mệnh môn hỏa). 
Sơ qua như vậy chúng ta cũng đã nhận ra rằng, nhiệt độ trên bề mặt trái đất phụ thuộc căn bản vào nhiệt lượng trong lòng trái đất. 
Vậy nhiệt lượng trong lòng trái đất là loại vật chất gì ? Nó sinh ra theo nguyên lý nào, cách thức hoạt động của nó ra sao ? Những gì tác động lên dòng nhiệt lượng này ? ( tia nào đó trong vũ trụ, lực hút trái đất, mật độ vật chất ở khu vực tâm trái đất, mặt trăng, biển, mặt trời, hoạt động của con người, các đứt gãy trên bề mặt trái đất... ).Cách nó tác động lên chuỗi cân bằng nhiệt của trái đất ( 4 mùa , vòng xích đạo, bắc cực, Nam Cực, hạn Hán, giá lạnh, nước biển dâng, thủy triều, enino, anina, bão, lốc, vòi rồng, núi lửa, động đất, ... ). Nó như phần nào, tạng nào, khái niệm nào trong cơ thể con người ? 
( còn tiếp ... mời độc giả có hứng thú đón đọc )