30 tháng 3 2020

Trà thảo dược đông xuân hạ

    Giới thiệu với quý vị cách tự chế một loại trà uống có tác dụng tốt cho tăng cường sức khỏe vào mùa đông, xuân, đầu hạ (ích khí cố biểu chỉ hãn )

Tên cổ phương: Ngọc Bình Phong tán 
Bước 1: chúng ta ra các quầy thuốc đông y hoặc các quầy thuốc của các bệnh viện YHCT lớn để mua các vị dược liệu cần dùng. Các vị dược liệu sẽ dùng ở đây là loại thông dụng trong đông y nên hầu hết các quầy thuốc đều có
 Bước 2: các tên dược liệu cần chọn và tỷ lệ khối lượng của vị dược liệu trong cấu trúc món trà
- Vị Hoàng Kỳ ( sinh Hoàng Kỳ ) với khối lượng chiếm 25%
 - Vị Bạch Truật ( sao vàng ) với khối lượng chiếm 50% món trà
 - Vị Phòng Phong ( phơi khô ) với khối lượng chiếm 25% món trà

 Bước 3: cho từng vị vào máy xay để xay vụn nhỏ các dược liệu. Lưu ý sinh Hoàng Kỳ và Phòng phong là các dược liệu rất dai nên xay hơi lâu, khi xay thành các sợi như sợi ruốc là ok cho món trà ( Nếu xay thành hạt mịn nhỏ thì có thể dùng mật để trộn các dược liệu và làm viên hoàn bằng đầu đũa dùng uống cũng tốt và tiện lợi )

 Bước 4: Trộn các dược liệu với nhau theo tỷ trọng đã nói ở trên.


 Bước 5: cho trà vào các túi lọc rồi cho vào ấm pha trà là ok.

Lưu ý:
Nếu dùng kiểu viên hoàn thì liều dùng khoảng 10-15g/ 3 lần/ ngày
Nếu dùng kiểu pha trà thì mỗi ngày pha ấm trà với khoảng 15-20g/ngày ( pha khoảng 3 nước để tránh bỏ phí bã trà )

12 tháng 2 2020

Phòng chống dịch bệnh theo cụ Lê Hữu Trác

       ( Đại dịch corona đang hoành hành, nhân tiện xem lại cuốn Hải Thượng y tông tâm lĩnh của cụ Lê Hữu Trác thấy có bài viết của cụ liên quan đến cách phòng chống dịch của người xưa bèn trích đăng lên đây để quý vị tham khảo ).
Bài thuốc đáng lưu ý của cụ Lê Hữu Trác được ghi trong “ Vệ sinh yếu quyết ca “ thuộc quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh:

“ Hễ khi ôn dịch phát ra
Dự phòng uống tỏi, bạc hà, lá thông
Nữ thanh, bục dục nên dùng
Lại hun Bồ kết, đàn hương trong nhà
Có dịch thì chớ lân La
Cần nên nút mũi khi ra ngoài đường
Dùng bông bọc tỏi, hùng hoàng
Khi thăm người bệnh lại càng không quên
Chuyện trò đối diện chớ nên
Về nhà tẩy uế mới yên trong lòng
Trong nhà người bệnh ở cùng
Chớ nên chung chạ đồ dùng phòng lây
Nhất là lao trái truyền thi
Đề phòng truyền nhiễm trường kỳ mới yên
....
Ngăn ngừa ôn độc phát ban
Thạch cao, nút áo, lá Chàm uống ngay
Thấp ôn tê mỏi chân tay
Đau lưng nghẹt mũi bệnh này ít lo
Cần nên mặc ấm ăn no
Uống đơn: Hương phụ, tía tô, Trần bì
Phong ôn phát sốt li bì
Cát căn, kinh giới uống thì cũng qua ... “




Lời bàn của tại hạ:
* Cặp đôi cát căn và kinh giới là hai vị thuốc giải biểu, phối hợp giữa tính ấm và mát. Kết hợp này giúp cơ thể bên trong thì thanh mát, bên ngoài thì khu trừ tà khí. Cát căn còn có tác dụng thư cân giúp người bệnh giảm đau mỏi cơ thể.
* Cặp ba thạch cao, nút áo, lá chàm là sự kết hợp các vị thuốc có tính thanh mát, đại hàn cùng tiêu giải độc. 
Theo sách " dược tính ca quát tứ bách vị " thì Thạch cao vị cay, ngọt, tính rất lạnh ( tân cam đại hàn ), thanh nhiệt ở khí phận, thực hỏa ở phế vị mà trừ phiền khát, kiêm giải nhiệt ở cơ biểu. Chứng thực nhiệt ở khí phận phế vị thì coi là vị thuốc được chọn đầu tiên.
Vị thuốc nút áo ( cây cúc áo ) theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi thì cây có vị cay, tê. ( không nói đến tính dược ), được dùng chữa các bệnh như đau đầu, chữa đau răng, khử khuẩn, các bệnh về họng và răng lợi.
Lá chàm ( chế ra vị thuốc thanh đại ): theo " dược tính ca quát tứ bách vị " thì vị mặn, tính hàn tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, thường chữa huyết nhiệt phát ban, can nhiệt kinh phong, giải độc. Chủ trị nhiệt độc ở phần huyết.
Kết hợp 3 vị thuốc trên sẽ hạ nhiệt mạnh khi cơ thể bị tà khí tấn công sâu vào tạng phủ, đặc biệt giúp trị nhiệt độc phần huyết phận, khí phận giúp phế, tâm, can hồi phục, tiêu giải nhiệt độc ra khỏi cơ thể. 
Lưu ý: Chỉ dùng kết hợp ba vị thuốc này khi tà khí đã xâm nhập vào phần lý ở thể thực chứng, không được dùng khi tà khí đang ở phần biểu. Không dùng cho người có bệnh mạn tính (  tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, thận suy yếu, gut, tỳ vị hư hàn, dương hư, bẩm tố hoả tiên thiên suy yếu, suy giảm miễn dịch, suy yếu tuyến giáp… )
* Vị thuốc Hùng hoàng là vị thuốc có độc tố mạnh, theo sách " dược tính ca quát tứ bách vị " thì thuốc dùng cho ngoại khoa, chữa trị mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, sâu bọ cắn, rắn rết căn, sát trùng ..., dùng với liều lượng cực nhỏ trong phạm vi nhỏ và thời gian ngắn để tránh nhiễm độc qua da, khuyến cáo không dùng cho người có thai. Theo Tây y thì Hùng hoàng chứa độc tố khuyến cáo không dùng.