08 tháng 7 2024

GIẢI THOÁT

    

       Chúng ta, những người không theo được đủ các đạo hạnh và thực hiện đây đủ được các pháp nhà Phật khi nghe nói tới cảnh giới Đắc Đạo, hay sự Giác ngộ, Giải Thoát, cõi Niết Bàn sẽ nghĩ ngay đến một cảnh giới cao siêu, thần thánh và Vĩnh Hằng của các vị Phật, Thánh. Nhưng khi đứng trên góc độ con người bình thường với tư duy về một thế giới vật chất hiện hữu để suy ngẫm về một con người đã tu tập và đạt tới cảnh giới đó sẽ nhận ra một điều rằng: đã là con người thì vẫn phải tuân theo quy luật bất biến của tự nhiên: sinh ; già ; bệnh ; chết bất kể đó là người thường hay một vị Phật. Vậy cảnh giới cao kia thực sự là gì khi mà thân xác con người không thể tồn tại Vĩnh hằng ở thế gian này ?

   Với sự cảm nhận những sự vật và quy luật của một kẻ phàm phu sống trong thế giới đương thời này, tại hạ xin được mạo muội giãi bày những phân tích của mình về sự giác ngộ và giải thoát mà Đức Phật đã nói đến từ xa xưa. 

Thân và Tâm - Hai nhân tố nói đến trong sự giải thoát của đạo Phật. 

Con người chúng ta khi đang sống ở thế gian này gồm hai thành phần CƠ THỂ và LINH HỒN ( TÂM )

CƠ THỂ, được cấu tạo bởi vật chất là các tế bào và  một phần mơ hồ chưa xác định được theo thế giới vật chất đó là những suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc  … gọi nôm na là TINH THẦN ( linh hồn ); theo nhà Phật thì hai phần trong con người  đó là Thân và Tâm. 

THÂN chúng ta như là một cỗ máy, nhưng nó vô cùng tinh vi và kỳ diệu. TÂM chúng ta lại là một thực thể vô hình còn vi diệu hơn nữa. Thân và Tâm của mỗi người được gắn kết với nhau tạo thành một con người duy nhất không có bản sao chép tương tự trong thế giới loài người. 

THÂN là sự hiện diện của con người trong thế giới vật chất, còn TÂM là một … luồng sinh khí để vận hành, dẫn hướng cho những hoạt động của thân. 

Thân là cỗ máy chứa đựng tâm, hoạt động theo sự dẫn hướng của tâm; Tâm nương tựa, ẩn náu ở nơi thân, chi phối mọi hoạt động, biến đổi  nơi thân. 

Những dẫn dắt đến với tại hạ về Thân: 

Ở đây tại hạ không nói đến những điều tinh vi và kỳ diệu của cấu tạo cơ thể con người ( THÂN - lĩnh vực này loài người chúng ta cũng chỉ mới khám phá được một phần rất nhỏ của những bí ẩn mà tạo hoá đã tạo ra ) mà tại hạ muốn nói đến những liên quan của Thân với Tâm trong cảnh giới giác ngộ và giải thoát. 

Thân có ý nghĩa và giá trị như thế nào với sự giác ngộ và giải thoát của con người ? 

Thân là một cỗ máy chứa đựng tâm và thực hiện, truyền đạt những dẫn dắt từ tâm với thế giới bên ngoài của con người. Thân vô thường theo Phật Pháp là sự quán chiếu và nói lên sự thật về cái không Vĩnh hằng của thân. Thân sẽ bị hủy hoại và tan biến theo thời gian. Hiện loài người chúng ta chưa có một phương cách nào để có thể duy trì được sự Vĩnh hằng của thân. Thân là một cỗ máy vật chất được tạo thành bởi các tế bào sống, và như chúng ta đã biết thì tế bào sống cần năng lượng mà năng lượng thì không tự nhiên sinh ra và mất đi, chúng ta phải cung cấp năng lượng cho cơ thể để nuôi các tế bào. Vậy là chúng ta có sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng để nuôi cơ thể, đây cũng là ngọn nguồn của những nỗi khổ mà con người phải gánh chịu; “ có thân thì có khổ, có khổ mới nên thân “; hay như trong chuyện Kiều: 

“ Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần, phải phong trần,

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao “

 Rồi thân hủy hoại theo quy luật sinh lão mệnh tử, bao đau đớn, khổ nhọc với tấm thân của con người. 

Nhưng những nỗi khổ con người gánh chịu về Thân vẫn chỉ là cái hữu hình có thể nhìn thấy. Thân già, bệnh gây ra những nỗi khổ phản hồi tới tâm những đau đớn và bao buồn khổ. Cũng có những niềm vui nơi Thân tạo cho tâm bao hứng khởi và hưng phấn, mong muốn, … rồi lại đau khổ vì không thỏa mãn được những mong muốn đó. Tất cả những điều đó khiến chúng ta cứ ngỡ một cái ta duy nhất  Thân Tâm trong cơ thể. Thực chất Thân và Tâm có rất nhiều sự cách xa.

Thân sẽ tuân theo quy luật vô thường sinh già bệnh chết, bất luận chúng ta là ai và sự giải thoát trong đạo Phật về thân là biết thân vô thường, biết thân có sinh có diệt là lẽ thường để giải thoát sự bám víu nơi thân. Khi biết được sự vô thường của thân thì chúng ta đã đến được với giải thoát về thân. Từ sự sinh diệt trở thành không sinh không diệt trong quy luật vô thường của thân. Nhưng thân lại là nơi chứa đựng tâm, một cái tâm có thể chưa được giải thoát. Thân là một phương tiện, một ngôi nhà cho tâm trú ngụ. Có thể một tấm thân kiếp này và rất nhiều kiếp nữa cũng chưa đủ để gánh vác tâm đến bến bờ giải thoát. 

Quy luật của Tâm: 

1- Biến đổi không ngừng

Đó là cái tâm vô thường, luôn biến đổi trạng thái: vui, buồn, giận, hận, mơ mộng, bình thản, lo âu, hồi hộp, hoảng sợ, …. Gọi là hỉ nộ ái ố. 

2- Chịu sự ảnh hưởng của các giác quan 

Con người có nhiều giác quan: xúc giác ( cảm nhận mọi vật qua tiếp xúc bề mặt ); vị giác ( cảm nhận vị qua miệng, lưỡi ); thính giác ( cảm nhận âm thanh qua nghe ở Tai ); thị giác ( cảm nhận hình ảnh, ánh sáng qua đôi mắt ); khướu giác ( cảm nhận mùi hương qua mũi); còn một số giác quan đặc biệt mà rất hiếm người có được như giác quan về tâm linh, cảm nhận xuyên không gian, thời gian …

3- Ghi nhận những cảm giác từ thân một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận chủ động sẽ dẫn tới điều phối thân và khắc phục những lỗi phát sinh nơi thân.

Đây là một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng của thân, là mối quan hệ tương hỗ và gắn kết giữa tâm với thân, một quy luật của tâm đã được con người chúng ta phát hiện và khai thác để chữa bệnh, luyện dưỡng sinh, phát huy các khả năng của thân ( thiền động, yoga, luyện các phép thần thông, luyện khí công, pháp luân công, thiền chữa bệnh của thân … )

4- Có những vọng tưởng, trạng thái  bất chợt xuất hiện rồi lại mất đi ( trực giác hay còn gọi là giác quan thứ sáu là một phần nhỏ trong quy luật này của Tâm ).

Đây là một điểm đặc biệt của tâm. Nó như một luồng sinh khí từ suối nguồn xâm nhập vào tâm ta từng phút giây, từng bối cảnh thay đổi cảm nhận được từ các giác quan ( sát na ), nó hòa quện cùng những dữ liệu được đưa đến từ các giác quan hoặc tự phát ra để dẫn hướng đến từng suy nghĩ, hành động của chúng ta. Luồng sinh khí này đưa đẩy cuộc đời chúng ta đến những cảnh giới khác nhau, mở ra những chân trời tốt đẹp mới hoặc vùi dập chúng ta xuống nhiều tầng địa ngục. 

Suối nguồn này chính là những chủ thể tạo ra sự biến đổi không ngừng của tâm. ( Chính những luồng sinh khí này đã dẫn dắt tôi viết ra những dòng chữ mà quý vị đang đọc đó ).

5- Ghi nhận những biến đổi của Tâm một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận một cách chủ động sẽ dẫn đến trạng thái tĩnh lặng của tâm ( điều phục và định tâm ).

Đây là một quy luật tối quan trọng của tâm để giúp chúng ta tiến tới một cảnh giới cao hơn và có thể gọi là giải thoát vậy.

Thân và Tâm như thế nào khi con người được giải thoát ( giác ngộ hay đắc đạo )

Với nhà Phật, các giáo lý không nói nhiều đến thân trong thiền định lúc chứng đắc ( đạt cảnh giới giải thoát ). Có một số nội dung về quán thân, chúng ta cảm nhận được nội dung chủ yếu quán về quá trình sinh, lão, bệnh, tử, quán về các bộ phận cấu tạo lên cơ thể ( nhưng mơ hồ do thời đó con người chưa biết nhiều đến các bộ phận, cấu tạo của cơ thể ). Quán cảm thọ về các cảm nhận về thân của tâm: nóng, lạnh, run, mỏi mệt, đau đớn, ngứa, xót … 

Tất cả những nội dung trên gọi chung là pháp quán thân vô thường. 

Đã là con người thì thân xác vô thường, vẫn phải tuân theo quy luật của tự nhiên đó là sinh lão bệnh tử. Kể cả những con người tu hành đắc đạo, những người đã giác ngộ hay như Phật Thích Ca cũng vậy.  Vậy nên giáo lý nhà Phật chỉ coi thân là ngôi nhà chứa tâm trong cõi tạm. Sự giải thoát mà Phật nói đến trong những thuyết giảng của mình chỉ về phần Tâm trong con người. 

Vậy là khi con người đắc đạo ( giải thoát ) thì thân xác vẫn bị hủy diệt theo thời gian với quy luật tự nhiên. Còn Tâm chúng ta đã được giải thoát, đoạn diệt khỏi khổ đau, không bị luân hồi trói buộc và sẽ tồn tại ở một nơi nào đó, một thế giới mà người thường chúng ta chưa bao giờ thấy, cảm nhận được. 


Sao mà phải giải thoát và giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi cái gì ? 

Điều cốt tủy của đạo Phật là nhận diện được cái khổ, nguyên nhân của khổ, cách cái khổ vận hành, cách diệt khổ ( thoát khổ- hay còn gọi là giải thoát ). Quy luật về khổ có sẵn trong thế giới loài người và muôn vật, Phật là người đã tìm ra và diễn giải cho chúng ta biết, hướng dẫn cho chúng ta cách để con người chúng ta giải thoát khỏi nó. 

Cuộc sống con người chúng ta có khổ có vui. Vui là sung sướng tấm thân, đạt được những mong muốn về công danh, tài lộc, yêu đương, … . Khổ là ốm đau, già bệnh, chết đi, hay buồn sầu bi ai, thù hận ghen ghét, thất bại không toại nguyện ước muốn,  … . 

Vui lại là nguyên nhân của khổ bởi điều vui ta mong muốn khi không đạt được sẽ sinh ra khổ. Ví dụ: mong muốn luôn khoẻ mà bệnh tật ập đến sẽ thấy khổ buồn; mong muốn công việc thành công khi gặp thất bại sẽ thất vọng, buồn; khi muốn người khác nghe theo mình mà họ không nghe thì sinh tức giận …

Một chuỗi những điều bất toại nguyện trong khi mong muốn của con người không ngừng gia tăng do tâm tham luôn phát sinh và dẫn dắt. 

Sao mà phải giải thoát ? Bởi con người chúng ta bị vùi dập, trói buộc trong khổ đau. Thoát khỏi khổ đau là chúng ta tiến tới giải thoát, mọi ràng buộc trong bể trầm luân được cởi trói cho cuộc sống thư thái. 

Vậy khi mà tâm cứ chồng chất thêm những hỉ nộ ái ố của đời thì thì sao để thoát ra đây. Thân cũng chất chồng thêm sự già đi, luyến ái sâu thêm, đau yếu, bệnh tật xâm nhập … làm sao không khổ đây. Phật ngộ ra con đường đó, con đường của giới - định - tuệ. Thực hành thiền và giữ giới ( tránh tham dục, sân si ). 


…………. ( còn tiếp )




CẢM NHẬN VỀ THIỀN


( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Thiền chỉ đơn giản là nhận biết và ghi nhận !

Khi quý vị đứng, nhận biết là mình đang đứng. Khi đi, nhận biết mình đang đi … 

Khi nói, nhận biết mình đang nói, quan sát lời nói dù nhanh hay chậm . 

Khi giận dữ, chỉ cần nhận biết khi cơn giận đang diễn ra. Không đấu tranh hay né tránh, vì nếu muốn đấu tranh với cơn giận, bạn phải tạo ra sự giận dữ hơn nó, hoặc một tâm trạng nào đó mạnh hơn. Chỉ đơn giản biết mình đang giận, có mặt cùng nó vậy là đủ; né tránh hay tạo một cơn giận khác hay bất cứ một cách làm nào khác là bạn đã làm theo một sự khởi phát ( duyên khởi ) mới nơi tâm mà bỏ mất đi sự nhận biết và ghi nhận nó để thực hiện theo nó và như vậy quý vị đang bị nghiệp dẫn dắt ( gọi là không tỉnh giác hay là đang bị vô minh dẫn lối ).

Người ta nổi nóng đơn giản vì người ta không biết bản thân đang nổi nóng, bị dẫn dắt bởi những khởi phát nóng giận ở tâm, chỉ những người xung quanh hoặc người chịu ảnh hưởng là biết.

Thiền không chỉ là về sự im lặng, bạn phải đi vào cả sự ồn ào. Không chấp vào bất cứ điều nào. Môi trường tĩnh lặng rất tốt cho thiền vì giảm bớt những nhiễu động khởi phát nơi tâm do âm thanh, những phiền nhiễu đem đến, nhưng cuộc sống của chúng ta sao lúc nào cũng ở trong trạng thái như vậy được. Cũng như vậy với những xúc chạm trong cuộc sống thường ngày, trừ trường hợp quý vị là một nhà tu hành ở ẩn, xa lánh trần thế. Thiền giúp chúng ta không bám chấp vào một điều gì, Phật Hoàng Trần Nhân Tông có câu rất ngắn gọn nhưng nói lên đây đủ pháp hành thiền: ( Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền ). Với mọi sự khởi phát nơi tâm đều được kiểm soát chính là giữ giới và khi đắc giới sẽ đạt được định rồi tuệ giác phát triển.   

Giận dữ với một âm thanh nào đó , thật ra không hẳn là chỉ với âm thanh đó mà là thứ đứng sau tạo ra âm thanh. ( kẻ nào đó thật bất lịch sự khi mở nhạc ồn ào vào lúc này...).Tiếng gió có thể ồn ào hơn cả âm thanh phát ra từ nhà hàng xóm , nhưng bạn không thể giận dữ với gió, vì bạn không tìm thấy đối tượng để tạo ra cơn giận. Trong tất cả mọi trường hợp vậy đều có một sự khởi phát sự tức giận từ tâm, với người bình thường chưa thực hiện thiền Tứ niệm xứ ( cảm nhận và ghi nhận ) sẽ không biết và nhận ra được điều này.

Chánh niệm và tỉnh giác !

Chánh niệm - rất nhiều người nói đến điều này. Chúng ta lạc vào một rừng những khái niệm, câu từ, nhưng cuối cùng có thể cũng chả biết thực hành Chánh niệm cụ thể như thế nào. Khi bạn quan sát nơi cơ thể, quan sát nơi tâm mình đang ở tình trạng, tâm trạng gì thì là bạn đang Tỉnh Giác, kèm một động tác ghi nhận những điều đó là Chánh niệm. Nếu bạn dùng ý chí để đưa một tâm trạng khác đề lên để lấn át tình trạng và tâm trạng hiện tại ( là một khởi phát của một duyên khởi dẫn dắt khác trong tâm rất nhanh và vi tế đến nỗi người bình thường chúng ta không nhận ra, hoặc do thực hiện sai về thiền là nhận biết và ghi nhận đã bỏ sót khởi phát duyên khởi này ) như vậy quý vị đã rời xa tỉnh giác và bị quy luật dẫn dắt tạo nghiệp của tâm lôi kéo lúc đó quý vị đã mất đi Chánh niệm và Tỉnh giác. 

Khi bạn luôn luôn tỉnh giác bạn sẽ nhận thấy Tâm dẫn dắt mình như thế nào và sẽ thấy vạn pháp duy tâm tạo: vui, buồn, giận, thương ... đều khởi phát từ nơi tâm và những khởi phát này không thường hằng ( không tồn tại vĩnh viễn ) rồi nó sẽ trôi đi và mất dạng, nhưng chúng lại có thể xuất hiện khi thời điểm và hoàn cảnh phù hợp xảy ra, hoặc chúng có thể bất chợt ập đến với tần suất dày đặc để thôi thúc ta hành động tạo nghiệp ( nghiệp lực ). Các khởi phát nơi tâm này nếu chỉ dừng lại nơi tâm mà không chuyển hóa thành hành động ở nơi thân thì nghiệp sẽ không hoàn tất ( hành động ở nơi thân ví dụ như đấm đá, cưỡng dục, giết người, chửi bới, nói xấu, nói dối hoặc thực hiện những việc tốt như bố thí, nói lời hay cho đời, làm việc tốt, quyết tâm chăm chỉ làm việc, mang tiền đầu tư ....)

Khi bạn nắm bắt kịp được những chuyển biến của tâm ( Chánh niệm và tỉnh giác ) thì sự khởi phát nơi tâm về một nội dung nào đó với mức độ dày đặc cũng không đẩy bạn tiến tới hành động nơi thân để tạo nhân quả và sau một thời gian những khởi phát đó sẽ biến mất, như vậy bạn đã đoạn diệt được nó. Khi thiền đến một mức cao, quý vị đã tinh tấn đến một mức độ tất cả các khởi phát nơi tâm xuất hiện đều được ghi nhận và không để chúng dẫn dắt hành động nữa, lúc đó tâm bạn sẽ rơi vào vô thức ( trạng thái ban đầu của định - sơ thiền ). 

Quá trình thiền tiếp tục Tâm chúng ta có những khởi phát dần trở về với não bộ lúc mới là phôi thai trong bụng mẹ. Tiếp đó chúng ta sẽ nhận biết và ghi nhận những khởi phát rất vi tế và thâm sâu của tâm có thể khác với những xúc cảm thông thường mà con người cảm nhận được, rồi vượt chút nữa là khai mở tâm thức và sẽ biết được những dữ liệu cảnh giới các kiếp trước ( điều này tại hạ chưa làm được)

............ ( còn tiếp )

GIỚI ĐỊNH TUỆ

 ( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Giới là những thiện căn mà chúng ta những con người thiện lành hướng tới. 

Định là một trạng thái của tâm mà khi đó các khởi phát trạng thái từ Tâm ( Duyên khởi ) đã được diệt trừ ngay khi nó xuất hiện. 

Tuệ là trạng thái khi những tri thức ẩn sâu trong tâm thức của chúng ta được khởi phát.

Tại sao khi con người giữ giới đạt đến đắc giới thì sẽ đến với trạng thái định của tâm và khi tâm đạt đến trạng thái định thì tuệ giác sẽ khởi phát ? 

Đây thực chất là một quá trình tiến tới giác ngộ của tâm, một quá trình tiến tới cảnh giới đắc đạo. 

Với con người bình thường chúng ta ( không tu thiền và hành các giới luật của nhà Phật ) thì tâm chúng ta luôn có những khởi phát của mọi trạng thái ( duyên khởi ) : hỉ nộ ái ố, vọng tưởng, ước muốn, dục vọng … chúng đến với tâm chúng ta từng phút giây, dấn dắt cuộc sống của chúng ta theo nghiệp của mỗi người ( nghiệp lực ). Khi chúng ta thực hành giữ giới là thực chất chúng ta kiểm soát những khởi phát này một cách nghiêm ngặt hơn những người không hành pháp giữ giới. Những người không hành pháp giữ giới và không tu thiền cũng có những khả năng nhất định về giữ giới. Khả năng này chủ yếu do giáo dục thông thường, luật pháp của xã hội, tập quán sinh sống tạo ra. Ví dụ như: khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp thì tâm của những người đàn ông chân chính thường sẽ khởi phát ý niệm về nhục dục và nó hối thúc họ hành động để đạt được dục vọng, nhưng do được giáo dục về đạo đức, do luật pháp quy định, do tập quán sinh sống không cho phép họ làm như vậy và những điều này ăn sâu vào tâm thức đã ngăn chặn họ hành động ( trừ trường hợp nghiệp lực quá lớn lấn át che mờ tâm họ thì có thể xảy ra hành động, nhẹ thì tán tỉnh, nặng thì cưỡng hiếp … ). 

Khi quý vị phát tâm nguyện giữ giới và hành ( thực hành ) giữ giới theo Phật Pháp là quý vị luôn phải kiểm soát sự dao động của tâm mình, trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh để nắm bắt và kiểm soát toàn bộ những duyên khởi khởi phát nơi tâm ( người mới tu hành hoặc người hiểu sai về pháp hành giữ giới thường quan niệm là gạt bỏ những khởi phát không thiện như: dục vọng, tham sân si, ác ma, vọng tưởng … rồi dùng những vọng tưởng về những điều tốt đẹp, niềm vui, sự yên bình … để chế áp lại.( Đây là một sai lầm lớn trong việc thực hành giữ giới và trong việc hành thiền vì như vậy các duyên khởi không được đoạn trừ, nó sẽ tạm ẩn đi rồi bùng phát ngay sau khi những vọng tưởng đè nén của chúng ta dừng lại. Và đặc biệt là những vọng tưởng tốt đẹp dùng để lấn át các duyên khởi hiện tại đó lại chính là các duyên khởi mới dẫn chúng ta đến sự bất toại nguyện vì hoàn cảnh thực tại không được như vậy. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự đau khổ ).

Khi tất cả những khởi phát nơi Tâm ( duyên khởi ) được kiểm soát bằng giới hạnh nghiêm ngặt ( Chánh niệm và tỉnh giác - luôn theo dõi và ghi nhận các chuyển biến nơi tâm và không bỏ sót những khởi phát nơi tâm ). Chính các duyên khởi xuất hiện chồng chất nơi tâm lôi kéo chúng ta tạo nghiệp, che mờ tâm nguyên thủy và nó chính là màn vô minh che mờ tâm tuệ giác. Khi chúng ta quán niệm và tỉnh giác thì tất cả những duyên khởi đó, do tính chất vô thường nên chúng dần biến mất, dẫn đến màn vô minh dần được xóa bỏ ) Những dao động vi tế nhất cũng dần xuất hiện và tuệ giác dần dần được khai mở … tâm dần hết dao động và trở về trạng thái tĩnh lặng; đó là trạng thái định ban đầu của Tâm. mời quý vị đọc tiếp phần luận về pháp thiền tại hạ sẽ viết ở các bài liên quan đến pháp thiền ). 

Giải đoạn này tâm chúng ta rất nhạy cảm, khi khởi phát một suy nghĩ gì tâm sẽ cập nhật dữ liệu rất nhanh, chúng ta có thể hoảng hốt vì điều đó, và lúc này chúng ta vẫn cẩn phải tỉnh giác và Chánh niệm nếu không tâm sẽ dẫn chúng ta tới những cảnh giới khác nhau của các kiếp, các cảnh giới địa ngục, thiên đàng … mà không đến được tận cùng của con đường giải thoát...

...................( còn tiếp)

( Tất cả những nội dung tại hạ viết ở đây đều là sự dẫn dắt từ tâm, việc hành pháp và chứng thực các cảnh giới tại hạ vẫn chưa đạt được trên thực nghiệm; coi như là một đoạn văn hư cấu giải trí mua vui cùng quý vị. Xin hoan hỉ tới những ai cùng có duyên về những điều xa vời này ) 

15 tháng 10 2023

Cha sinh con Trời sinh tính

 


       Xin gửi tới quý vị bài viết của Mai Chi Nguyen nói về tâm tính định sẵn của những đứa con mà chúng ta sinh ra. Theo tôi thì tất nhiên tâm tính có thay đổi qua cuộc sống, qua sự dẫn dắt của nghiệp định và sự nỗ lực của mỗi người, nhưng nền tảng dẫn dắt của tâm vẫn có những đặc điểm nhận thấy rõ theo 6 kiểu thức tồn tại xuyên suốt cuộc đời một con người. Bài viết rất hay, đáng để trải nghiệm và suy ngẫm.      

Các bạn thân mến!

Trước hết các bạn hãy xác định xem con của mình là con gì theo hình của tớ nhé.
Bạn hãy xòe bàn tay trái ra, lần lượt từ ngón tay cái đến ngón út đánh số từ 1 đến 5, và số 6 trong lòng bàn tay. Hãy đặt tuổi của người mẹ ở ngón cái nhé, từ đây bạn đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ 12 con giáp bắt đầu từ tuổi của mẹ, để tìm xem tuổi con ứng với ngón tay nào, số mấy.
Ví dụ, tớ tuổi Thìn ở ngón cái, tớ có con gái tuổi Ngọ ứng vị trí thứ 3 là Con Người... Các bạn tính thử đi nhé. Và bắt đầu đọc phần giải thích bên dưới:


1. Con Phật
Đây là đứa con quí của bạn! Bạn hãy yên tâm là đứa con này rất ngoan, rất thiện. Bản tính hiền lành, biết tu dưỡng, biết nghe lời cha mẹ, ông bà, thầy cô, chịu khó học hành và lao động. Con rất ý thức, nề nếp, học giỏi, hướng thiện. Người con Phật luôn có quí nhân phù trợ, bé thì được Phật- Thánh bảo hộ, lớn lên tài đức tích lũy khiến kẻ xấu tránh xa, quỉ ma cũng phải kiềng. Người con Phật thường học rộng hiểu biết nhiều, có khiếu ăn nói, có tài thuyết phục người khác làm điều tốt, có thiên hướng phát triển thành những nhà khoa học giỏi, nhà giáo, nhà truyền đạo có tâm... Nói chung là con người tốt.
Tuy nhiên, khi con còn nhỏ tuổi, lưu ý bảo vệ con tránh bị kẻ xấu lợi dụng vì con có lòng thương người rất sớm, thảo tính, hay cho đi và sẵn lòng giúp đỡ người khác... nên bảo vệ con tránh bị lừa gạt.
Dạy con thế nào?
Xin thưa đứa con này không ưa đòi hỏi, bố mẹ cho gì nó hưởng nấy một cách biết ơn. Con Phật không cần roi vọt vì chỉ cần nói là chúng biết nghe, chúng rất biết sợ đòn roi hình phạt, chịu cam kết và biết nhận lỗi, sửa lỗi. Ngoài ra chúng rất biết thương cha mẹ, nên dạy con cần tình cảm khuyên nhủ, răn đe bằng cảnh báo, đưa ra bài học cảnh tỉnh, chúng rất nhập tâm và biết tránh điều xấu, điều ác.
Hãy nhớ, con Phật sẽ không thể chịu được điều ác, điều xấu xa. Nếu cha mẹ làm điều ác, xấu xa, con sẽ tự rời xa đấy nhé. Bởi vậy, có người con này thì cha mẹ cũng phải làm người tốt nhé!


2. Con Trời

Đây là đứa con rất tốt !
Con Trời thông minh lanh lợi, hoạt bát, có chí, có dũng. Học giỏi không chỉ trong sách vở, sáng tạo không ngừng, lớn lên xông pha, đội trời đạp đất. Đứa con này có tố chất làm thủ lĩnh, hãy cho con sức khỏe tốt, dẻo dai để con phát huy hết năng lực vẫy vùng năm châu bốn bể.

Dạy con thế nào ?
Con nhỏ sẽ ham vui, hiếu kỳ, bản tính thích khám phá, học hỏi đôi khi nghịch ngợm mà tự gây tai nạn cho mình. Vậy nên người lớn hãy đề phòng cho con, luôn để mắt giám sát con và có biện pháp bảo hiểm bảo vệ cho con. Tuổi teen là tuổi iêng hùng, hãy coi chừng Trần Quốc Toản "bóp nát quả cam", trẻ có thể sẵn sàng làm "siêu nhân cứu thế" mà chưa liệu sức mình. Cha mẹ, thầy cô cần biết cách khéo léo nhắc nhở và chỉ dẫn cho con cách thức để giải quyết tình huống một cách an toàn nhé. Yêu con nhiều nhiều !
Đứa trẻ này còn có chính kiến, sẵn sàng cãi lý, cãi ngang... Không sao, cha mẹ cứ bình tĩnh, tránh quát mắng to tiếng với con. Trong đầu chúng đầy những ý nghĩ mà người lớn đôi khi không thể tưởng tượng con nghĩ tận đâu. Hãy bình tĩnh nghe con nói, cho con cơ hội thanh minh, trình bày! Hãy làm bố mẹ biết lắng nghe, và hiểu con, nhẹ nhàng khuyên bảo sau khi cơn nóng đã dịu lại. Hãy làm bạn với con !


3. Con Người (con của người khác)
Đứa con này cũng tốt ! Xin khẳng định luôn, đứa con này cũng tốt! Đứa con này cũng có nhiều ưu điểm, cũng thông minh học giỏi, cũng ngoan và hướng thiện. Nhưng là "con người ta" nên bạn hãy đối xử như khách quí đến nhà ấy. Đứa con này nghiễm nhiên hưởng tình yêu và sự đối đãi của bạn, nhưng lại rất vô tâm, chưa biết đáp đền. Không sao! Hãy cứ yêu con! Cho nó những gì tốt đẹp nhất, tất nhiên là cả sự giáo dục tốt nhất. Hãy tìm cho con nhóm bạn tốt, gửi con đến thầy cô giỏi để huấn luyện, đào tạo. Cho con đến với những chương trình huấn luyện năng động và tích cực, con sẽ hòa đồng với chúng bạn và phát triển tốt.
Với đứa con này, bạn rất khó dạy bảo vì chúng rất bướng, lại không nghe bạn đâu. Nói không thuyết phục là chúng sẵn sàng cãi trả. Tuổi teen là tuổi kinh hoàng nhất và còn kéo dài đến tận 20, 22. Loại con này chỉ nghe theo số đông, càng có chính kiến lại càng bảo thủ, giữ quan điểm. Người lớn mà không nhân nhượng thì chúng có thể "nổi loạn". Ôi ôi, hãy thương con thật nhiều! Đứa con này sẽ không làm phiền bạn nhiều đâu! Đủ lông đủ cánh là chúng bay. Hãy cho con những kỹ năng tốt nhất để con vững bước vào đời. Không cần giữ con quá vì chúng rất khéo léo và trách nhiệm. Xong việc con lại về với bạn. Hãy nói với con rằng "Cha mẹ luôn sẵn lòng giúp con bất cứ điều gì! Chỉ cần con hoàn thành tốt nhiệm vụ và bình an trở về!"
Bạn hãy là người chào nó trước, và mở rộng vòng tay đón con, hãy cho con thấy bạn luôn yêu con, và tình yêu của bạn sẽ khiến con phải tìm cách đáp đền. Dạy con thế nào?
Hãy chỉ con mục tiêu vươn tới. Hãy đặt kế hoạch đường bước rõ ràng, có cam kết, điều kiện về đích và phần thưởng cho con. Hãy khích lệ động viên kịp thời, và quan trọng là, bạn phải là người biết giữ lời hứa, kiên định mục tiêu định hướng và sẵn sàng hỗ trợ cho con.
Hãy cứ yêu con nhiều nhiều !


4. Con Ta (Con của mình)
Đây là đứa con hiếu thảo! Nếu như con Phật là Người của công chúng; con Trời là Người của Nhà nước, thì con Ta là đứa con của Gia đình! Nó biết yêu kính mẹ cha, ông bà, người thân. Đứa con này nếu là trai thì quấn quít mẹ, nếu là gái thì sẽ thảo thơm cả nhà chồng. Nó chịu thương chịu khó, sẵn sàng gánh vác chăm lo. Dù có đi đâu, làm gì nó cũng về với gia đình, gần gũi, yêu thương. Đứa con này biết chăm sóc gia đình, vun vén chu toàn. Chúng coi gia đình là tổ ấm thân thương, những người thân thương là không thể thay thế. Khi đã có một lô cốt vững chắc thì nó chẳng đi đâu, chỉ thích ở nhà. Đứa con này có thể nói là "Ngoan như cún" nếu nó không có "đối thủ cạnh tranh", vì nếu cha mẹ chỉ có mình nó, nó sẽ ỉ lại và không cần phấn đấu nữa, nhà của bố mẹ sẽ là của con! Nhưng có anh chị em là phải có sự công bằng nhé các bố mẹ. Chớ để một đứa con nào tủi vì cha mẹ đã "nhất bên trọng nhất bên khinh".

5. Con Ma
(Con của Ma)
Trước hết, xin đừng ác cảm với đứa con này, nó vẫn là đứa con tốt, chỉ có điều bạn sẽ phải yêu thương chúng nhiều nhiều hơn nữa!! Và chịu đựng chúng nhiều đấy!! Vì sao vậy? Xin thưa, vì con ma rất dễ đi sai đường. Chúng dễ bị lôi kéo vào những cám dỗ vật chất tầm thường mà "quên cả lối về". Đứa con này cũng có một số ưu điểm nhất định, cha mẹ cần để ý quan sát và khích lệ những ưu điểm của con. Hãy khen và động viên khi con làm tốt một việc gì đó. Ghi nhận và lưu ý con phát huy việc tốt nên làm.
Đứa con này rất dễ mắc sai lầm. Nhiều đứa mải chơi, thối chí, học khó thì nản, thích giao du, thích hưởng thụ, sinh lười biếng, trễ nải, hay nói dối và làm việc bỏ dở, không về đích...
Con ma còn có tính ích kỷ, trọng của khinh người, nói năng thô lỗ, cộc cằn, nhiều khi bực lên nói năng mất kiểm soát, gây mất tình cảm. Con Ma đôi khi cũng khôn vặt, lém lỉnh, nhưng hãy cảnh giác sự "trở mặt" là điều kinh khủng nhất của con Ma.
Dạy con thế nào?
Cần phải quan sát và kiểm soát con thật tốt ngay từ nhỏ. Các cụ dạy "cây non dễ uốn", với con Ma phải uốn nắn từng tí một, xát xao và nghiêm khắc. Cần phải ép vào kỷ luật, tìm hiểu kỹ những người bạn của con, tránh để con kết giao với bạn bè xấu, không ngoan. Kiểm soát thời gian của con, kèm con học tập và hỗ trợ thường xuyên. Không để con sớm tiếp xúc với tiền bạc, không dùng đồ đắt tiền, hãy biết tiết kiệm để con kiềm chế ham muốn, không đua đòi. Không dễ dàng đáp ứng nhu cầu hay đòi hỏi của con để tránh tạo thói quen trẻ vòi vĩnh, ăn vạ...
Hãy tạo việc làm cho con để con biết quí lao động và trân trọng đồng tiền. Học tập vừa sức không cần ép con. Hãy học cùng con và làm thầy của con. Cha mẹ phải làm cho con phục thì nó mới nể và nghe lời ! Hãy yêu và thương con thật nhiều! Bạn chót có một con Ma thì phải đem Tâm Phật mà che chở cho con, để Ma không thể điều khiển được con. Hãy sẵn lòng ở bên con và giúp con sửa sai, đừng ghét bỏ nó và đừng trừng phạt con bằng cách bỏ đói hay đuổi nó đi. Một đứa trẻ ham chơi có thể bỏ cả ăn để chơi, một con ma đói mà bị hắt hủi, đuổi ra khỏi nhà sẽ "ăn vụng", trộm cắp, làm càn... Bởi vậy, nếu con đã sai thì cũng đừng vội trừng phạt nghiêm khắc khiến nó sợ không dám về nhà thì bạn sẽ mất con trong phút chốc.
Con Ma còn dễ bị sa chân vào nghiện ngập và cờ bạc. Thông thường, cha mẹ sẽ phải quản lý đứa con này dài dài! Đừng vội buông tay kể cả khi con đã 30 tuổi! Con ma luôn cần sự quản thúc tại gia bởi sự chung tay của cả đại gia đình, nếu không thì pháp luật sẽ hỏi thăm nó.

6. Con Quỉ (con của Quỷ)
Các cha mẹ ơi, lại một lần nữa tớ nhấn mạnh, Con vẫn là con yêu của mẹ nhé, chỉ có điều khéo đừng để con thành Yêu tinh !!
Con Quỷ là đứa con duy nhất nằm trong lòng bàn tay của bạn, cần bạn nắm tay dìu dắt suốt đời, xin đừng buông tay! Vì sao thế?
Con Quỷ là đứa nghịch ngợm nhất. Các cụ thưởng bảo "nghịch như quỷ" mà! Chúng cũng thông minh, nhưng là láu cá, khôn vặt, cái khôn chỉ để có lợi cho nó mà sẵn sàng làm hại, gây nguy hiểm cho người khác, gây thiệt hại cho bên ngoài, chết nỗi, nó vui vì những điều ấy! Có những đứa trẻ lấy việc hành hạ súc vật làm trò tiêu khiển, cố ý giấu đồ của người khác để người ta tìm, lo lắng mất ăn mất ngủ thì nó lại rúc vào một xó cười khoái trá cho cái trò nó gây ra. Nó có thể nghĩ ra đủ trò chơi khăm người này, chọc ghẹo người khác khiến cho người ta cáu bực, hiểu lầm, cãi lộn nhau... thì nó vui! Oái oăm thay! Có đứa con Quỷ thế này thật đau đầu các vị phụ huynh. Chúng là mầm mống gây những sự xáo trộn, quả thật rất khó lường! Có những vị phụ huynh phải muối mặt đi xin lỗi người ta thay con, phải bỏ tiền của ra đền tài sản hỏng do cậu ấm làm bậy.
Con Quỷ có đứa nói bậy nhưng chưa làm bậy, có đứa không nói bậy, nhưng làm bậy; và có đứa tệ hơn nữa: vừa nói bậy, vừa làm bậy!
Đứa con này cần kiểm soát suy nghĩ, hành vi của chúng. Hãy theo dõi ngôn ngữ của con. Lời nói là phản ánh của tư duy! Nhất định phải uốn nắn từng lời nói, từng hành vi nhỏ của con nhằm ngăn chặn ngay những mầm mống tiêu cực phát sinh. Cha mẹ, anh chị cũng cần làm gương cho con từ lời ăn tiếng nói. Một đứa trẻ sẽ không thể có ngôn ngữ trong sáng nếu xung quanh chúng mọi người đều nói bậy! Các cụ dạy trẻ "học ăn, học nói, học gói, học mở". Nết ăn phải được dạy kỹ! Một đứa trẻ tham lam ích kỷ sẽ hư hỏng và vô lễ ngay trên bàn ăn. Nhất định phải dạy, nói cả trăm lần cũng phải dạy các bạn thân mến ạ!
Đối với con Quỉ, những bài học đạo đức sao khó vào đầu chúng. Càng dạy chúng càng có xu hướng phản kháng, bất cần, cho rằng cha mẹ nói lắm, nói lắm nhưng nó lại ếch nghe, thế khổ! Nhiều người cảm thấy bất lực khi dạy con, nản thì buông, con làm càn đã có công an và pháp luật!!
Dạy con thế nào?
Ôi ôi pháp luật vô tình nhé các bạn. Đừng để CA dạy con bạn, (tớ xin phép nếu có bạn nào làm trong ngành CA nhé), thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng khi các cháu mới lớn phạm pháp và bị tạm giam, khi đi con còn nguyên vẹn, khi về con chẳng... vẹn nguyên. Vậy tránh hết sức điều xấu ấy nhé! Mọi chuyện đều có phương pháp!
Khi con tỏ ra bướng bỉnh và khó dạy bảo, các bạn hãy tìm một "khắc tinh" của nó. Đứa trẻ nào dù ngỗ nghịch mấy cũng có một "khắc tinh" - Đó là một người có thể họ hàng, có thể hàng xóm, gần với nhà bạn, biết nó, và có khả năng làm cho nó sợ, giống như chuột nhìn thấy mèo phải sợ ấy. Vị khắc tinh này sẽ khiến những suy nghĩ tiêu cực của nó tiêu tan và trở lại làm đứa ngoan như cún! Các bạn thân mến! Trên đây tớ vừa trình bày vài ý tưởng và kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình dạy con của bản thân và của nhiều người mình biết. Cũng chỉ là những điều tham khảo thôi, xin các bạn hãy đóng góp thêm ý kiến để chúng mình có nhiều bài học hay chia sẻ cho nhau nhằm nuôi dạy con tốt hơn.
Các bạn ạ, nhìn những đứa con của chúng ta tới trường, mặc đồng phục học sinh thật đẹp, thật ngoan như đàn cá vàng bơi trong làn nước kia. Nhưng kỳ thực, mỗi con là một thế giới riêng, một cá tính riêng, không con nào giống von nào. Kể cả con Phật cũng có ngày nổi điên, con Ma vẫn có lúc biết xúc động chảy nước í. Dạy con là công việc khó khăn nhất, và khi mỗi việc chúng ta làm chạm đến trái tim yêu thương của các con thì "đá cũng tan chảy, dao sắc phải mòn".
Tớ xin tạm dừng bài viết ở đây. Chúc các bạn thành công trong việc dạy con - của để dành của mình nhé !!

Mai Chi Nguyen
Viết nhân tháng Phật đản

04 tháng 6 2022

Sơ đồ hệ thần kinh

 


SƠ ĐỒ HỆ THẦN KINH

( Có chút thời gian rảnh ngày chủ nhật tôi lục tìm, sắp xếp lại các giấy tờ, bản thảo, ghi chép ... và thấy được bản sơ đồ hệ thần kinh này. Đây là một trong những bản sơ đồ của hệ thống sinh lý cơ thể con người mà tôi tổng hợp và ghi chép lại để dễ nhớ hơn khi nghe các bài giảng của các thầy cô của trường đại học y Hà Nội giảng dạy tại trường TC y dược Lê Hữu Trác vào năm 2012. Nay đăng lên blog để lưu lại kiến thức cho mình khi cần đến, cũng như góp thêm chút tư liệu tham khảo cho những ai có niềm đam mê về kiến thức sinh lý học con người )

Hệ thần kinh con người bao gồm: hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.

1- Hệ thần kinh trung ương bao gồm: Màng não; Não; Tủy sống

Màng não gồm: Màng cứng; màng nhện, màng mềm

Não gồm: đại não; gian não, tiểu não, thân não

+ Đại não gồm: bán cầu đại não phải, bán cầu đại não trái, rãnh não

+Tiểu não gồm: đồi thị; quanh đồi thị

+ Thân não gồm: trung não; cầu não; hành não

Tủy sống gồm: Thần kinh thực vật; thần kinh sống

2- Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm: Thần kinh thực vật; Thần kinh sống, 12 đôi dây thần kinh sọ não

Thần kinh thực vật gồm: giao cảm; đối giao cảm

Thần kinh sống gồm: rễ trước, rễ sau

12 đôi dây thần kinh sọ não gồm:

+ I/Thần kinh khứu giác

+ II/ Thần kinh thị giác

+ III/ Thần kinh vận nhãn

+ IV/ Thần kinh ròng rọc

+V/ Thần kinh sinh ba

+ VI/ Thần kinh giạng ( vận nhãn ngoài )

+ VII/ Thần kinh mặt

+ VIII/ Thần kinh tiền đình ốc tai

+ IX/ Thần kinh lưỡi hầu

+ X/ Thần kinh lang thang

+ XI/ Thần kinh phụ

+ XII/ Thần kinh hạ thiệt




27 tháng 2 2022

Bấm huyệt trị ngạt tắc mũi

 Thỉnh thoảng có thể bạn bị nhiễm lạnh, cảm cúm hay nhiễm covid ... và bạn sẽ mắc triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu. Nhiều lúc 2 mũi ngạt đặc phải thở bằng miệng khiến họng khô rát, đau và ho, không ngủ ngon giấc. Những chứng bệnh như vậy góp phần làm suy giảm trầm trọng cho sức khỏe của bạn khi ốm đau. 

Hai huyệt dưới đây và cách tác động vào chúng sẽ giúp bạn trị chứng ngạt mũi này một cách hiệu quả, nhanh chóng rất bất ngờ.

Huyệt Ấn đường: 






Huyệt tứ thần thông:





Cách thực hiện:

Bạn tự mình thực hiện như sau:

Bạn ngồi thẳng lưng, khoanh chân, đầu nhìn thẳng ở tư thế thoải mái nhất, như kiểu ngồi thiền ( nếu ngồi được kiết già thì càng tốt )

- Bước 1: Dùng ngón trỏ và ngón cái day huyệt ấn đường khoảng 1 phút rồi véo kéo da khu vực huyệt ấn đường khoảng 1 phút ( lúc này bạn đã thấy mũi có hiện tượng thông thoáng rồi, nhưng vẫn còn khó thở, cảm giác vẫn có nhiều rỉ mũi ngăn cản đường dẫn khí ).

- Bước 2: đưa 2 tay lên đỉnh đầu, dùng 2 ngón trỏ xoa và day 4 huyệt tứ thần thông khoảng 1 phút, tiếp đó dùng 2 đầu ngón trỏ của 2 tay day và bấm từng cặp đối xứng của huyệt tứ thần thông. Như vậy chỉ 1-2 phút sau là mũi bạn sẽ được thông thoáng như bình thường. 

- Bước 3: xoa và vỗ nhẹ tay lên khu vực huyệt tứ thần thông 3 cái. 

Chuyển tư thế bình thường, đi lại hoặc nằm.

Lưu ý: khi mũi ngạt trở lại ( khoảng mấy tiếng sau đó hoặc 1-2 ngày sau thì lại thực hiện như trên )

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt !

( Hình ảnh trong bài sưu tầm trên internet )

24 tháng 10 2021

Một số huyệt vị vùng lưng

  Một số huyệt vị vùng lưng thường áp dụng trong châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt:


1.Đại chùy
2.Đại trữ
3.Phong môn
4.Phế du
5.Quyết âm du
6.Tâm du
7.Đốc du
8.Cách du
9.Vị quản du
10.Can du
11.Đởm du
12.Tỳ du
13.Vị du
14.Tam tiêu du
15.Thận du
16.Mệnh môn
17.Chí thất
18.Khí hải du
19.Yêu dương quan
20.Đại trường du
21.Tiểu trường du
22.Thượng liêu
23.Trật biên
24.Trường cường
25.Định suyễn
26.Khí suyễn
27.Kiên tỉnh
28.Thiên tông


12 tháng 10 2021

Bấm huyệt chữa chứng bệnh hay gặp

Những cơn đau nhức xương khớp, đau đầu, đau dạ dày, đau mỏi vai gáy ... là những triệu chứng đau nhức rất phổ biến và thường xuyên chúng ta gặp phải ở hầu hết các lứa tuổi. Cách bấm một số huyệt vị dưới đây giúp giảm các cơn đau nhức tại nhà, mời quý vị độc giả tham khảo. 

Gồm các huyệt: Hợp cốc, thái xung, dũng tuyền, túc tam lý, ấn đường, côn lôn, phong trì, thiên chung, nội quan, phong phủ, nghinh hương

( Hình ảnh tham khảo từ internet )

































10 tháng 10 2021

Một số huyệt vị vùng đầu - mặt cổ

 Một số huyệt vị vùng đầu -  mặt - cổ thường áp dụng trong châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt:



1.Bách hội

2.Tứ thần thông

3.Thông thiên

4.Lạc khước

5.Đầu duy

6.Dương bạch

7.Ấn đường

8.Toản trúc

9.Ngư yêu

10.Ti trúc không

11.Đồng tử liêu

12.Thừa khấp

13.Tứ bạch

14.Thái dương

15.Thính cung

16.Hạ quan

17.Giác tôn

18.Xuất cốc

19.Ế phong

20.Nghinh hương

21.Địa thương

22.Nhân trung

23.Thừa tương

24.Giáp xa

25.Liêm tuyền

26.Thiên trụ

27.Đại chùy

28.Phong trì



04 tháng 9 2021

Cứu người trong một số tình huống nguy cấp theo cụ Lê Hữu Trác

 ( Nội dung được viết trong quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập vệ sinh yếu quyết, mục 14 - Điều dưỡng bệnh nhân - Sách của cụ Lê Hữu Trác )

...................

Ngoài cách chữa trị thông thường

Cũng nên biết cách đề phòng lúc nguy

Cứu người bổ ngã tường đè

Bỗng dưng chết ngất, cần dè chuyển lay

Động di khí loạn nguy ngay

Dần dà khí huyết phục hồi thì hơn

Cứu người bị bỏng lửa hun

Chớ nên ngâm lạnh đắp bùn mà nguy

Trong uống thanh bổ tâm tỳ 

Mật ong, thuốc bỏng bôi thì đỡ ngay

Phạm phòng ngừng thở đôi khi

Khuyên người phụ nữ để y trên mình

Chớ vì xấu hổ mà kinh

Lăn xuống thì chết vô tình sát phu

Cứu người chết đuối bến đò

Chớ nên dốc thẳng chồng giò lên trên

Nước đè thì khí tuyệt liền

Chỉ cần nằm chếch nước bèn chảy ra

Cứu người trúng nắng đường xa

Chớ nên uống lạnh mới là được yên

Cho nằm chỗ ướt không nên

Chườm nóng vào rốn dần dần tỉnh ra

Gọi là mấy phép phòng ngừa

Ta nên hiểu biết để cho đỡ lầm

...



19 tháng 8 2021

TIỂU SÀI HỒ THANG



Xuất xứ:             Thương hàn luận

Thành phần:

Sài hồ:                12g

Nhân sâm:           9g

Sinh khương:      9g

Bán hạ:               9g

Hoàng cầm:        9g

Chích cam thảo: 9g

Đại táo:              4 quả

Cách dùng:        Sắc nước uống

Công hiệu:        Hòa giải thiếu dương

Chủ trị:             Bệnh khi tà khi xâm nhập vào kinh thiếu dương ( sau một số ngày tà khí xâm nhập qua phần biểu và do không chữa trị kịp thời, đúng cách chúng bắt đầu xâm nhập vào phần lý ) , khi hàn khi nhiệt ( hàn nhiệt vãng lai ), lồng ngực và sườn đầy tức, trầm lặng không muốn ăn uống, tâm phiền buồn nôn, miện đắng, yết họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền.

Phân tích bài thuốc:

- QUÂN: Sài hồ làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài 

- THẦN: Hoàng cầm sơ tiết uất nhiệt ở kinh thiếu dương ra ngoài

- TÁ VÀ SỨ: Đẳng sâm, đại táo, cam thảo ích khí điều trung, phù chính khu tà / Bán hạ, Gừng chữa nôn mửa, không muốn ăn

Bài thuốc này là chủ phương để hòa giải thái dương. Khí chất của sài hồ là thuốc nhẹ, vị đắng rất ít, có thể làm tan uất trệ của thiếu dương. Hoàng cầm thì đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng, có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ được phiền đầy. Sài hồ và hoàn cầm cùng sử dụng như là quân và thần có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thiếu dương. Bán hạ, sinh khương thì điều lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Nhân sâm, chích cam thảo, đại táo ích khí hòa trung, phù chính khu tà. Bài thuốc này dùng cả hàn ôn, thăng giáng cùng điều hòa phối hợp, có tác dụng sơ lợi tam tiêu, điều hòa tới cả tận trên dưới, truyền thông cả trong ngoài, hòa sướng khí cơ.

Gia giảm: 

 Nếu trong ngực khó chịu mà không nôn ra được thì bỏ bán hạ, nhân sâm và thêm qua lâu thực

Miệng khát thì bỏ bán hạ, thêm một ít nhân sâm và qua lâu căn

Trong bụng có đau thì bỏ hoàng cầm và thêm thược dược

Dưới sườn đầy cứng thì bỏ đại táo và thêm mẫu lệ

Cảm giác đập mạnh ở vùng thượng vị, khó tiểu tiện thì bỏ hoàng cầm thêm phục linh

Không khát mà bên ngoài hơi nóng thì bỏ nhân sâm thêm quế chi

Bị ho thì bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương thêm vào ngũ vị tử, can khương.

Lưu ý: 

Không dùng khi bệnh nhân phạm phải càm mạo và tà khí còn ở phần biểu hoặc đã ở phần lý

Không nên dùng cho những người âm dương, khí huyết suy kém có các chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi nhiều ngày.



15 tháng 8 2021

Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-COV-2


BỘ Y TẾ

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3646/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2”.

Điều 2. “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai Tiêu chí phân loại nguy cơ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để b/cáo);
- Bộ trưởng Nguy
n Thanh Long (để b/cáo);
- Các đ/c Th
 trưởng (để chỉ đạo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang TTĐT Cục QLKCB;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành, CDC (để t/hiện);
- BV trực thuộc BYT và trường ĐH (để t/hiện);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.

2.2. Mục đích phân loại

1. Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.

2. Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.

3. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.

2.3. Nguyên tắc xử trí sau phân loại:

1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;

2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;

3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.

3. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ

STT

Màu và phân loại nguy cơ

Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu

Xử trí

1

Xanh
Mức Nguy cơ thấp

Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;

HOẶC

Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu.

HOẶC

Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương.

3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

2

Vàng
Nguy cơ trung bình

Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát hng, đau ngc... (Phụ lục 2);

HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%;

HOẶC

Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1).

1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

3

Da cam
Nguy cơ cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Phụ nữ có thai;

HOẶC

Trẻ em dưới 5 tuổi

HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

4

Đỏ
Nguy cơ rất cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3);

HOẶC

SpO2 từ 92% trở xuống;

HOẶC

Người bệnh đang có tình trạng:

- thở máy

- đang có ống mở khí quản

- liệt tứ chi

- đang điều trị hóa xạ trị.

1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

LƯU Ý:

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức “nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

 

PHỤ LỤC 1 - CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

PHỤ LỤC 2 - CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

PHỤ LỤC 3 - TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.