11 tháng 1 2017

Học thuyết thuỷ hoả và quy luật của Trời Đất

HỌC THUYẾT THỦY HỎA - BÀI 2

Học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn ông và quy luật của Trời Đất
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ
Trời chiếu sáng muôn nơi
Như huyết mạch cơ thể
Đi khắp cơ thể người.
Vạn vật nhờ ánh sáng
Phát triển và sinh sôi,
Ánh sáng kèm theo nhiệt
Khắp vụ trụ bao la
Trên bề mặt trái đất
Nhưng vẫn là chưa đủ 
Để có hành tinh xanh ...
Cao trên mười ngàn mét 
Nhiệt âm năm mươi độ
Vậy sao trên mặt đất 
Nhiệt khoảng dương hai mươi.
Đó là nhờ dung nham
Nóng chảy trong lòng đất 
Ví như hoả mệnh môn
Cấp hoả nhiệt tiên thiên.
Dòng dung nham nóng chảy
Bao bọc bởi lớp vỏ 
Của trái đất chúng ta
Với ba phần là nước
Như thận thuỷ con người
Hoả trong thuỷ diệu kỳ,
Nguồn của muôn sự sống.
Nhiệt từ dòng dung nham
Chuyền từ đáy biển sâu
Lên bề mặt trái đất
Có phần nhờ giúp sức 
Mặt trăng tạo thuỷ triều
Nước dồn lên hạ xuống
Nhiệt theo đó lan đi
Mặt trăng như chân âm 
Trong học thuyết thuỷ hoả
Là cái cửa đóng mở
Để nhiệt ( chân dương/ hoả mệnh môn ) đến muôn nơi
Hành tinh không có thuỷ
Sẽ cháy khô, nóng chảy
Và nếu không dung nham
Lạnh trăm hoặc ngàn độ 
( còn nữa ) 


08 tháng 1 2017

Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của khai mở tâm linh


   Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của phép khai mở tâm linh trong thiền quán
Ổ cứng máy tính có những hoạt động giống như bộ óc con người chúng ta vậy. Được lập trình để ghi nhận, lưu trữ và xử lý các dữ liệu. Có những thao tác, lập trình để xoá bỏ toàn bộ dữ liệu và hệ điều hành khiến cho ổ cứng trong tình trạng trống ( như mới ), để rồi lại có thể cài đặt hệ điều hành, lập trình, phần mềm ứng dụng mới. Các lập trình cũng có thể tạo ra những phần mềm để có thể cứu những dữ liệu đã bị xoá bỏ trước khi cài đặt một hệ điều hành mới. Đôi khi có lỗi hệ thống điều hành khiến dữ liệu cũ mới có thể đan xen và phá hỏng hệ thống ...
Bộ óc con người chúng ta cũng có những biểu hiện của những chức năng như ổ cứng của máy tính, nhưng nó vi diệu và mang nhiều yếu tố phi vật chất ( tạm gọi là tâm linh ). Khi chúng ta sinh ra, trên cơ thể chúng ta có một bộ não và hệ thống những bộ phận với vô vàn chức năng tạo ra một hệ điều hành tinh vi, cao siêu ... Ở dây tôi không mô tả và cũng là không đủ khả năng để mô tả sự tinh vi đó mà muốn đề cập đến cách thức hoạt động của não bộ dưới góc nhìn từ tưởng tượng để so sánh với cách thức hoạt động của ổ cứng máy vi tính. Như đã nói ở trên, khi sinh ra chúng ta có một bộ não, và nó bắt đầu hoạt động từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ. Những cảm nhận từ tất cả các giác quan kể cả giác quan thứ sáu, thứ bẩy ... bắt đầu được ghi nhận và xử lý. Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây các dữ liệu cập nhật không ngừng nghỉ, kể cả lúc chúng ta ngủ ( khi ta ngủ thì các hoạt động của rất nhiều bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động tiếp diễn và chúng vẫn luôn được não bộ của chúng ta kiểm soát, khống chế ... Ngoài ra còn có những vấn đề ngay trong não bộ đó là những giấc mơ ... ). Các dữ liệu này chồng chất trong não bộ và nó tạo lên những ký ức trong tâm ý, khi cần có thể lục tìm và cũng có lúc nó chợt hiển hiện ra không theo chủ ý của chúng ta. Cả một đời người biết bao nhiêu dữ liệu được lưu trữ, thật là một bộ nhớ khổng lồ. Nhưng chưa hết, có những dữ liệu không xuất hiện trong cuộc đời chúng ta để lưu trữ vào não bộ cũng có thể xuất hiện như những linh tính, linh cảm, những giấc mơ, những khả năng tự nhiên bộc phát, những cảm giác ghen tị, gato, giận dữ tự dưng xuất hiện, tình cảm trai gái tự nhiên bùng phát ... tất cả những điều này nói lên rằng khi chúng ta sinh ra thì não bộ ( tâm ý ) của chúng ta không phải như một bộ ổ cứng vừa mới xuất xưởng và chưa có tác động nào vào dữ liệu, não bộ đã có những dữ liệu lập trình từ trước đó. 
Vậy là não bộ của chúng ta có những dữ liệu liên quan đến nó trước khi nó hình thành trong cơ thể chúng ta ở dạng vật chất. Mỗi khi chúng ta huy động tâm ý để lục tìm trong ký ức ( hình dung như chúng ta reset lại hệ điều hành ) theo cách thông thường thì chúng ta chỉ lùi về được đến thời điểm não bộ của chúng ta bắt đầu hình thành ở dạng vật chất thông thường mà thôi ( nói vậy chứ cũng hiếm có ai làm được vì như vậy là nhớ được những ký ức từ khi trong bụng mẹ, có lẽ chỉ nhớ được đến lúc 2-3 tuổi là cùng ). 
Khi chúng ta lục tìm được những dữ liệu trước thời điểm não bộ hình thành dưới dạng vật chất là chúng ta đã vượt qua được bức tường vô minh mà tạo hoá dựng lên, đồng nghĩa với việc khai mở tâm linh. Chúng ta sẽ biết được trước khi chúng ta sinh ra thì chúng ta là ai, chúng ta đã có những nghiệp gì ... Cách thức nào để chúng ta làm được điều này ? nội dung nguyên lý và chi tiết của cách thức này như thế nào ?. Xin mời quý vị đọc trong bài tiếp theo. Rất vui với ai có duyên để đọc được đến những dòng viết cuối của bài này ! 

04 tháng 1 2017

Quả bóng bơm căng và nguyên lý chữa thân bệnh bằng Thiền Quán





  Quả bóng bơm căng được tạo bởi vỏ quả bóng và không khí bơm vào trong quả bóng. Khi bơm một lượng khí vửa đủ vào quả bóng để quả bóng có độ căng phù hợp nhất, thì khi đó quả bóng như một thực thể hoàn chỉnh. Mỗi một tác động từ bên ngoài vào khiến vỏ quả bóng biến dạng lõm vão, nhưng ngay lập tức lực đẩy của áp lực không khí sẽ giúp quả bóng trở lại trạng thái căng tròn. Cách thức này gợi ý cho chúng ta một quy luật tồn tại trong tự nhiên đó là xu hướng bảo toàn tính toàn vẹn của mỗi sinh vật sinh ra trên trái đất.
  Ví quả bóng bơm căng vửa đủ với cơ thể con người chúng ta trong cái nguyên lý bảo toàn tính toàn vẹn của sinh vật sẽ thấy nhiều điều lý thú và khoa học từ phép thiền quán ( đặc biệt là quán thân ). Quả bóng luôn bị các vật tác động từ bên ngoài đến vỏ khiến nó luôn trong tình trạng bị biến dạng, nhưng luôn có các lực đẩy của không khí bị ép trong quả bóng đến mọi vị trí trên vỏ, tập trung đến những nơi biến dạng và như vậy là nó luôn giữ được hình dáng căng tròn. Chúng ta có thể hình dung cơ thể con người cũng gồm hai phần, đó là thân xác và tâm ý. Gọi là tâm ý có thể hiểu và hình dung như là một nơi thu nhập tất cả các tín hiệu từ cơ thể chuyển đến và xử lý tất cả những tín hiệu đó một cách phù hợp ( để bảo toàn tính toàn vẹn của cơ thể ). Có thể hình dung đó là bộ óc của chúng ta cũng tương đối chính xác vậy. Khoa học hiện đại  có thể chưa tìm ra được hết những nguyên lý hoạt động của bộ não, nhưng cũng đã biết được rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều liên quan đến não. Từ những hành động của cơ thể xuất phát từ ý thức như nói năng, đi lại, làm việc ... thì đến cả những hoạt động không có ý thức trong cơ thể chúng ta như co bóp tiêu hoá, tim đập, điều chỉnh hoocmon... tất cả đều từ não bộ điều khiển. 
  Khi một tác động nào đó từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được truyền đến não để chúng ta nhận thấy ( ví như khi ta đau bệnh thì những đau đớn chính là tiếng kêu cứu của cơ thể đến để tâm ta cảm nhận được sự đau đớn ). Và để bảo toàn tính toàn vẹn thì bản thân hệ thống cơ thể chúng ta sẽ nhận được lệnh từ não bộ ( tâm ý ) để thực hiện lập lại sự cân bằng.
Hãy nhìn quả bóng, nếu áp lực khí đẩy không đủ thì khi có lực từ ngoài tác động sẽ khiến nó móp méo, biến dạng và tính toàn vẹn của nó bị phá bỏ, hình dung như sự không để ý đến những đau bệnh nơi cơ thể mình.
 Khi chúng ta tập trung tâm ý để quan sát toàn bộ cơ thể, những điều bất bình thường trong và trên cơ thể sẽ được não bộ cảm nhận một cách chuẩn xác nhất và đó cũng chính là sự kích hoạt tối đa nhất cho hệ thống lập lại cân bằng cho cơ thể ( có thể hình dung là hệ thống miễn dịch ). Sự tập trung của tâm ý thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài hoặc những duyên khởi dấy lên từ vô thức, khi đó thì cách niệm tên những cảm giác đau bệnh trên cơ thể sẽ giúp tâm không bị phân tán, như vậy não bộ chúng ta sẽ nhận được các thông tin chính xác hơn và đương nhiên tác dụng tự chữa bệnh của cơ thể sẽ mạnh hơn.

Khi chúng ta đau bệnh, thường mọi người có suy nghĩ làm việc gì đó để quên bệnh tật đi sẽ giúp đỡ bệnh, điều này ngược lại hoàn toàn với lý luận trên. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bệnh tật, nắm bắt chặt chẽ từng biến chuyển của nó để cơ thể chúng ta làm nhiệm vụ của mình, điều này cũng là ý mà người đời truyền lại từ lời dạy của Phật, đó là: " Tất cả đều vô thường ... ", vậy đau bệnh nơi thân thể ta cũng là vô thường ...
  Đôi lời diễn giải gọi là chia xẻ mang tính tự ngẫm và thư giãn. Rất vui khi có ai đọc được đến những câu cuối của những lời chia xẻ này !