6/8/16

Nguyên huyệt

 Đa số các nguyên huyệt nằm quanh cổ tay và cổ chân. Khi một tạng hay phủ bị bệnh tấn công, thường có phản ứng tại các huyệt này.Vì thế trên lâm sàng, nguyên huyệt có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở tạng phủ.
Kinh ( tạng phủ )
Nguyên huyệt
Phế
Thái uyên
Đại trường
Hợp cốc
Vị
Xung dương
Tỳ
Thái bạch
Tâm
Thần môn
Tiểu trường
Uyển cốt
Bàng quang
Kinh cốt 
Thận
Thái khê
Tâm bào
Đại lăng
Tam tiêu
Dương trì
Đởm
Khâu khư
Can
Thái xung
Nhâm 
Đốc


5/8/16

Mộ huyệt và du huyệt

1- Huyệt Mộ
+ Mộ còn được gọi là Mạc nghĩa là báo nguy, vì vậy, nhiều tác giả dịch là huyệt Báo Nguy, Huyệt Chẩn Đoán.
+ Khí của Tạng Phủ tụ lại ở 1 chỗ nào đó, được gọi là huyệt Mộ.
+ Huyệt Mộ nằm ở ngực, bụng.
. Có thể nằm ngay trên đường kinh liên hệ với nó như huyệt Trung Phủ  là huyệt Mộ của kinh Phế, nằm ngay trên kinh Phế.
. Có thể nằm trên đường kinh khác không quan hệ gì với nó như huyệt Trung Quản  là huyệt Mộ của kinh Vị nhưng lại nằm trên mạch Nhâm.
+ Khi Tạng Phủ bị bệnh, thường xuất hiện những phản ứng bất thường ở vùng huyệt Mộ 
(có thể ấn đau, thay đổi mầu sắc, cường độ (cứng hoặc mềm hơn...).
2- Huyệt Bối Du
Là những huyệt cũng có tác dụng chẩn đoán và điều trị.
Nằm ở phía sau lưng (bối), dọc theo đường kinh Bàng Quang, và có quan hệ nhất định đối với 1 Tạng Phủ nào đó.
Thí dụ: Phế Du là Bối Du Huyệt của Phế, Tâm Du là Bối Du huyệt của Tâm... Bệnh nhân có rối loạn ở Phế, ấn vào huyệt Phế Du thấy đau.

KINH
MỘ HUYỆT
BỐI DU HUYỆT
HUYỆT LIÊN QUAN KHÁC
Phế
Trung Phủ
Phế Du, Phách Hộ
Khí Hải Du
Đại Trường
Thiên Xu
Đại Trường Du
Hợp Cốc
Vị
Trung Quản
Vị Du, Vị Thương
Khí Xung
Tỳ
Chương Môn
Tỳ Du, Ý Xá
Đại Hoành, Đại Bao
Tâm
Cự Khuyết
Tâm Du, Thần Đường
Cực Tuyền
Tiểu Trường
Quan Nguyên
Tiểu Trường Du
Thiên Tông
Bàng Quang
Trung Cực
Bàng Quang Du
Thiên trụ
Thận
Kinh Môn
Thận Du, Chí Thất
Toàn Trúc
Tâm Bào
Đản Trung
Quyết Âm Du, Cao Hoang
Thiên trì
Tam Tiêu
Âm Giao
Tam Tiêu Du,
Thạch Môn
Thiên Dũ
Đởm
Trấp Cân
Nhật Nguyệt
Đởm Du
Dương Cương
Phong Trì,
Hoàn Khiêu.
Can
Kỳ Môn
Can Du, Hồn Môn

Hiện nay, trên lâm sàng, dựa theo kinh nghiệm tích lũy được, các nhà châm cứu đã tìm ra được khá nhiều huyệt có tác dụng tương tự như huyệt Mộ nhưng họ gọi tên là huyệt Chẩn Đoán, với ý nghĩa, qua huyệt đó, có thể chẩn đoán được sự rối loạn bệnh lý ở các cơ quan, tạng phủ liên hệ.
Thí dụ:
· Huyệt Đởm Nang để chẩn đoán bệnh ở túi mật.
· Huyệt Lan Vĩ để chẩn đoán bệnh ở ruột thừa.
· Huyệt Hợp Cốc để chẩn đoán bệnh ở Đại trường...