29/11/15

Giảo cổ lam


Các nhà khoa học đã thừa nhận rằng trong giảo cổ lam có hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất.
1. Mô tả:
Giảo cổ lam hay còn gọi là ngũ diệp sâm, thất diệp đảm, Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, họ bầu bí Curcubitaceae. Ở Nhật Bản cây này được gọi là cây trường sinh, Trung Quốc gọi là Jiaogulan, sâm nam.
Cây còn có nhiều tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ…
Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt.
Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ.
Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 9 mm, khi chín có màu đen.


2. Quá trình phát hiện cây quý:
Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi. Họ phát hiện ra, người dân nơi đây dùng loại cây này chế biến thành trà và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng phát hiện giảo cổ lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Theo nghiên cứu, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc.
3. Dược tính của giảo cổ lam:
NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘIGIÁO SƯ, TIẾN SĨ PHẠM THANH KỲ:
Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể… Ngoài ra, hoạt chất gypenosid trong loại thực vật này giúp kìm hãm sự phát triển của khối u vì cơ chế giải độc mạnh và giúp điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa ở cấp tế bào. (Theo VNExpress)
Các nhà khoa học đã thừa nhận rằng trong giảo cổ lam có hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Nhờ đặc tính này mà giảo cổ lam còn được gọi là ngũ diệp sâm.
Tuy nhiên, giảo cổ lam có ưu thế hơn nhân sâm là có tới 80 loại trong khi nhân sâm chỉ có 20 loại.
Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Những nghiên cứu về giảo cổ lam trên người và động vật đều cho thấy những kết quả rất đáng kinh ngạc.
Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.
Thử nghiệm trên chuột còn cho thấy giảo cổ lam có tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên.
Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.
Những công dụng chính của giảo cổ lam được kể đến như sau:
– Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
– Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
– Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Ngoài ra giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
– Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
– Bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Văn Sung – Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học: “Việc tìm thấy chất phanosid hạ đường huyết mạnh, gypenosid chống u và bây giờ là adenosin tốt cho tim mạch chứng minh chất lượng giảo cổ lam Việt Nam rất tốt.
Đây là loại cây đặc biệt rất cần được bảo vệ và phát triển thành những thuốc quý phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu”.


Xem chi tiết: http://xuangiao.com/cay-co-than-ky-giup-nguoi-nhat-song-tho-co-nhieu-o-viet-nam.html#ixzz3sqyieG5z

26/11/15

Sưu tầm bài thuốc chữa Thận suy, thận hư, thận nhiễm mỡ

Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.

Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :

1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)

2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )

3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )

4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae

5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.

6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )

7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )

8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)

9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)

10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )

11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)

12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )

13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )

14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)

15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae

16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)

17- Vỏ quả bưởi (bòng) Tên khoa học Citrus maxima, họ cam quit

Thêm : bệnh nhân Nam thêm Vỏ quít – bệnh nhân Nữ thì thêm Cỏ cú

(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)

Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.

Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) . 

Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr) 

Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.

Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn

Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.

Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.

Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.

Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.

* Canh đậu phộng và tỏi

- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu

- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.

- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.

- Món này chia ra dùng hết trong ngày.

* Cháo phục linh, đậu đỏ

- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận

- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.

- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.

- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.

* Cháo đậu đỏ, rễ tranh

- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận

- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.

- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.

- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.

* Cháo ngô, đậu cô ve, táo

- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận

- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.

- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.

- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.

22/11/15

Bàn về Tâm bệnh


Chúng ta thường nghe nói câu Tâm bệnh và luận theo quy nạp ngũ hành là sợ thì hại thận, vui mừng thì hại tâm, lo lắng thì hại tỳ, giận dữ thì hại can, buồn thì hại phế. Tiếp theo đưa ra pháp điều trị các chứng bệnh có liên quan đến các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần ... để lấy lại cân bằng cho cơ thể, kèm theo lời khuyên cho việc giải quyết Tâm bệnh là bệnh nhân nên điều hoà tâm lý, giữ thăng bằng các cảm xúc, tình cảm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ ... Như vậy việc chữa trị của chúng ta mới là ở phần ngọn ( nơi cơ thể - các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần .. ) còn phần gốc ( Tâm bệnh ) thì thật là chưa đưa ra pháp chữa thoả đáng vậy. Chúng ta chữa các bệnh cho cơ thể bệnh nhân có thể thành công trong một giai đoạn, nhưng cái gốc là Tâm bệnh vẫn còn đó thì chả mấy người bệnh đó lại rơi vào vòng xoáy của nghiệp bệnh.
Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 

Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 
Ngày chủ nhật dông dài, kẻ dân dã này có đôi phút khua môi múa mép, có gì mạo phạm mong các bậc cao minh soi xét mà bỏ quá cho vì sở học và thực hành đạo Phật còn nông cạn, hiểu biết về mọi mặt còn nhiều thiếu sót. Cũng mong sự chỉ giáo của tất cả mọi người ! Chân thành cám ơn !

Chú giải:
1/ Tứ Niệm Xứ - là pháp thiền nguyên thuỷ mà Phật đã chỉ dạy, sau đó được các Phật tử lưu truyền đến ngày nay. Thường gọi tắt là Thiền quán hay Thiền Phật.
2/ Thất tình chí - là bẩy trạng thái tình cảm của con người ( vui mừng, giận dữ, thương yêu, buồn đau, lo nghĩ, sợ hãi, ghét ). Có sách nói "Thất tình" là: Hỷ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh. "Hỷ" là vui vẻ, sung sướng; "nộ" là tức giận; "ưu" là u sầu, buồn bã; "tư" là tư lự, lo nghĩ, "bi" là đau buồn, đau thương; "khủng" là sợ hãi; "kinh" là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, "thất tình chí" được sử dụng để chỉ 7 loại "tình chí" (tình cảm, tinh thần) - có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật. Có sách nói thất tình chí gồm: hỷ, nộ, ái, ố, uý, ưu, bi. Sách Tam tự kinh viết thất tình chí là: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét, ham muốn )
3/ Tham sân si - là 3 phạm trù thuộc về Tâm của đạo Phật ( tham lam, sân hận, si mê ).
4/ Quán niệm - là quán sát và niệm. Quán sát là dùng cái ý chí, trí tuệ của mình để quan sát, theo dõi các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng ... xuất hiện ở môi trường xung quanh tác động vào ta, ở trong thân thể ta, ở trong tâm ta. Niệm là đọc tên nội dung tương ứng với các cảm nhận, cảm giác mà bản thân quán sát được, niệm là cách đọc mà không thành tiếng, không mấp máy môi ( đọc trong đầu ).
5/ Duyên khởi - là tên gọi chung cho các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng xuất hiện khi quán sát.



21/11/15

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá sim

( bài viết sưu tầm trên internet ) 

Trước đây tôi cũng bị tổ đỉa ở chân, ngứa vô cùng, nó không lây sang chân khác, cũng không lây ai. 

Tình cờ, một anh bạn cùng lớp với tôi cũng bị, trước ngày 30/4 anh ấy còn bị, sau khi nghỉ mấy ngày, xuống thấy chân anh ấy hết.

Tôi mới hỏi anh ấy cách chữa, anh cho biết, có một ông thày Tàu cạnh nhà anh ấy chỉ và anh ấy thực hiện, sau vài ngày là khỏi.

Lấy lá sim (ở núi) sau đó sắc thật đặc như cao, bôi cao sim vào những chỗ tổ đỉa, sau đó quệt mật gà trống lên trên, vài ngày là khỏi. 

Tôi cũng làm thế, tuy nhiên, tôi làm bằng lá ổi thì không hiệu nghiệm bằng, nếu bạn nào bị thì nên lấy lá sim, hiệu quả hơn. 

Chúc những bạn bị tổ đỉa cố gắng thực hiện.




19/11/15

Cây dong riềng đỏ chữa bệnh tim


Chỉ nhờ ăn cháo tim lợn nấu với dong riềng đỏ, người đàn bà bị bệnh viện trả về đã khỏe mạnh và đi làm nương rẫy.
Dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, đã được bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.

Thoát chết nhờ một cây thuốc lạ

Những ngày cuối tháng 6, trong cái nắng sầm sập của miền Bắc, bác sĩ Hoàng Sầm vẫn cố gắng chăm sóc vườn giống cây dong riềng đỏ của mình. Với ông đây là một 'kho báu' truyền lại cho bà con nhân dân.
Tâm sự về cơ duyên của mình với cây dong riềng đỏ, bác sĩ Sầm kể lại: Vào những năm 1994, lúc đó khi ấy tôi tuổi còn đang trẻ, khao khát hiểu biết và cũng được tiếng chữa bệnh mát tay. Một lần đi khám cho mẹ một người bạn ở xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn. Từ cơ quan là trường Đại học Y Bắc Thái - nơi tôi đang làm việc đến địa chỉ trên rất xa. 
Khi về xã Sỹ Bình đèo heo hút gió, qua suối Pù Cà, chúng tôi tới nhà người bệnh thì trời đã tối. Tranh thủ trước khi ăn cơm tôi hỏi bệnh sử và quá trình mắc bệnh. Được biết người bệnh mắc bệnh suy tim do hẹp động mạch vành, tuổi đã khá cao. Bà được chạy chữa ở bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên rồi xuống bệnh viện Bạch Mai nhưng bệnh thuyên giảm không đáng kể. Khám thấy phù 2 chân, khó thở, đau thắt ngực nhiều, tim to, môi lưỡi nhợt nhạt, tiên lượng gần xa đều xấu. Tôi cũng dặn dò, động viên và kê đơn mà trong lòng khiên cưỡng bất an, phần thấy sở học của mình bất lực và thật khiêm tốn'.

Người bệnh tim gần chết khỏe lại nhờ dong riềng đỏ - ảnh 1
Cây dong riềng đỏ (Ảnh minh họa: Internet)
Không cứu được người bệnh nhưng đồng bào Dao ở đó vẫn trân trọng và kính quý bác sĩ Sầm. Điều ấy càng khiến cho bác sĩ Sầm thấy day dứt. Hình ảnh về ca bệnh cứ gặm nhấm ông và nhiều năm sau này ông vẫn tự hỏi tại sao mình lại không giúp được gì bà cụ. Đến năm 2002 trong một lần công tác ở Bắc Cạn, bác sĩ Sầm gặp lại người bạn năm xưa. Nhớ lại lúc ấy, bác sĩ Cầm kể: 'Tôi có chút ngại ngùng vì ngày trước đã không cứu được mẹ anh. Tôi nghĩ bà cụ chắc đã qua đời. Nhưng thật bất ngờ khi người bạn nói mẹ của anh ấy vẫn khỏe và hỏi thăm anh bác sỹ người Dao'.
Hỏi ra bác sĩ Sầm mới biết, khi bà cụ thập tử nhất sinh có một ông lang già cũng người Dao cho 1 cây thuốc nam lá hơi giống lá dong, thân đỏ như mía dò, củ nhơn nhớt, tên tiếng Dao là cây Si mun. Theo hướng dẫn, người nhà đem cây thuốc này nấu với tim lợn, ăn. Trong khoảng hơn 6 tháng, uống tới đâu nhẹ người tới đó và rồi bà dần dần khỏi, đi nương rẫy được. Là bác sĩ nhưng bản thân bác sĩ Sầm cũng thấy điều đó thật là tuyệt vời, trên cả bất ngờ.
Bẵng đi một thời gian, vào năm 2003, bác sĩ Sầm dạy lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I gia đình. Lớp có 17 người, đều là những bác sỹ học trò cũ, tuổi trên dưới 40, thầy trò rất thân thiện vì chênh lệch tuổi không đáng kể.
Vào giờ giải lao bác sỹ Nguyễn Quốc Vinh, Trưởng trạm y tế xã Tân Lập, huyện Đồng Hỷ, Hà Giang nói: Thầy ạ, em có cây thuốc chữa mạch vành hay lắm, trước đây em đau thắt ngực liên tục, tháng nào cũng phải tới gặp bác sỹ chuyên khoa tim mạch ở Thái Nguyên, rồi Hà Nội. Hai năm trời mà không sao khỏi được, may có ông lang Xướng ở xã Cao Ngạn có cho mấy liều thuốc nam mà nay em ổn định, hết đau ngực hoàn toàn. Hỏi thêm mới biết đó là một loại củ nhơn nhớt, hơi giống củ dong riềng, ăn chẳng có mùi vị gì nhưng đem nấu với tim lợn cho người bệnh mạch vành ăn cả nước lẫn cái thì rất ổn'.
Bác sĩ Sầm chợt nhớ ra bài thuốc mà người bạn kia kể đã giúp bà cụ từ mức 'viện trả về' vẫn qua khỏi và khỏe mạnh đi rẫy được. Cảm giác về một thứ cây thuốc nhơn nhớt của ông Lang người Dao trên xã Sỹ Bình, Bắc Cạn cứ lấp lửng trong tâm trí của bác sĩ Sầm. Ông bèn tìm hiểu thêm.
Theo bác sỹ Vinh tiếng Nùng Cao Bằng gọi là cây Slim khỏn; Lạng sơn gọi Slim tàu tẳng, Ông Đại tá Lương Tuấn nguyên chủ nhiệm Cục chính trị Quân khu I và ông Vi Văn Chò, nguyên Trưởng ty Lương thực thì gọi là Si mun; tiếng kinh gọi là cây Dong riềng đỏ. Slim khỏn là tim đập rộn, khốn; Slim tàu tẳng là tim đập nhanh liên hồi; Si mun tiếng Dao nghĩa là đau tim. Lúc này, bác sĩ Sầm mừng quá vì sự trùng hợp này, mừng vì đây có thể là một phát hiện mới, mừng vì nó sẽ không bị thất truyền.

Cây dong riềng đỏ là thần dược cho tim mạch?


Người bệnh tim gần chết khỏe lại nhờ dong riềng đỏ - ảnh 2

Cây dong riềng đỏ đã được xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước về sở hữu trí tuệ thế giới (Ảnh minh họa: Internet)

Để chắc chắn hơn về sinh thái, hình thái và tác dụng cây dong riềng đỏ trong dân gian, năm 2004, bác sĩ Sầm tự bỏ tiền túi ra tổ chức đi điều tra, khảo sát ở 16 tỉnh, 26 huyện của toàn Việt Bắc và Tây Bắc; làm điện tim cho 2 khu vực khác tỉnh, mà ở đó người dân tộc thiểu số có dùng hoặc không dùng cây dong riềng đỏ để ăn. So sánh hơn 170 bản ghi điện tim của 2 nhóm người có tuổi, người cao tuổi cho thấy vùng có sử dụng dong riềng đỏ làm thực phẩm tỷ lệ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ do mạch vành ít hơn tới mức hơn cả mong đợi. Như vậy, sơ bộ có thể kết luận dong riềng đỏ có tác dụng phòng ngừa bệnh mạch vành.
Để làm sáng tỏ giá trị cây thuốc vô cùng quý mà lại không quá hiếm này, năm 2005 nhóm nghiên cứu của bác sĩ Sầm đã tiến hành đề tài khoa học tên là: 'Nghiên cứu dịch chiết cây Dong riềng đỏ ứng dụng điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ', đây là đề tài trọng điểm cấp Bộ mang mã số: B2005-04-46TĐ do Bộ GD&ĐT cấp kinh phí. Với sự giúp đỡ, phối hợp nghiên cứu, chỉ dẫn khoa học của hơn 10 giáo sư, tiến sỹ y dược học như Giáo sư Nguyễn Nghĩa Thìn, Giáo sư Trịnh Bình, Giáo sư Nguyễn Trọng Thông, Phó giáo sư Phùng Quốc Việt, tiến sỹ Nguyễn Khang Sơn… đề tài đã được nghiên cứu thành công và nghiệm thu xuất sắc bởi hội đồng khoa học cấp bộ.
Trên thế giới hiếm cây thuốc nào chữa bệnh tim mà tích hợp được 7 trong 1 như cây dong riềng đỏ. Vì nó vừa chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm nấu với tim lợn đều có thể chữa bệnh.
BS Sầm từng chứng kiến có bệnh nhân chụp xạ hình gắng sức vùng cơ tim thiếu máu tới 41%; có bệnh nhân hẹp khẩu kính mạch vành tới 82%. Vậy mà chỉ sau 8-12 tháng vùng thiếu máu chỉ còn 5%; khẩu kính lòng mạch vành cải thiện rõ rệt. Ngay cả những người sau đặt stent nong mạch vành mà vẫn đau ngực cũng hiệu quả.
Hiện nay cây dong riềng đỏ đã được xác lập Quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam và Công ước về sở hữu trí tuệ thế giới. Đây là cơ sở pháp lý để cây thuốc này được tiếp cận với những người Việt Nam không may mắc bệnh mạch vành tim và xa hơn nữa có thể vươn ra thế giới.
Từ 10 hạt giống đầu tiên, cách đây 15 năm, đến nay Viện Y học bản địa Việt Nam đã nhân giống, hướng dẫn bà con nhiều đáng kể. Vì muốn bà con tự trồng cây dong riềng và dùng nó để phòng ngừa bệnh mạch vành, bác sĩ Hoàng Sầm đã nhân giống một vườn ngay tại Viện Y học Bản địa Thái Nguyên và ông sẽ cấp giống miễn phí, hướng dẫn trồng và sử dụng dong riềng đỏ cho bất kỳ người dân nào có nhu cầu trồng để phòng bệnh và tự chữa bệnh.
Số điện thoại Bs. Hoàng Sầm: 0913 256 913
Theo Sống Khoẻ 

18/11/15

Thanh lọc gan bằng trà gạo lứt rang

Theo các chuyên gia, uống nước gạo lứt rang (trà gạo lứt) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt rất hiệu quả trong việc thanh lọc gan.

Gạo lứt là gạo gì?

Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg magie, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19mg.

Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch và rất tốt cho để thanh lọc gan...

Tác dụng thanh lọc gan cực tốt của nước gạo lứt rang

Trong gạo lứt chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng cao và người mắc bệnh gan hay người bình thường sử dụng gạo lứt đều rất tốt cho cơ thể.

Lấy kinh nghiệm từ một bệnh nhân bị chai gan nặng nhưng đã được “tái sinh” thần kỳ nhờ uống nước gạo lứt rang, BS. Reneé Welhouse (Mỹ) đã áp dụng thử nghiệm cho những bệnh nhân khác với loại nước uống này.

Sau đó, bác sĩ đã thực hiện cuộc phân tích máu của một số người, kết quả thật bất ngờ: những người thanh lọc gan bằng nước gạo lứt có máu rất sạch, hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất trong.

Trong khi ở nơi những người khác, hồng huyết cầu một là méo mó, hai là đầy rẫy những độc tố và ký sinh trùng (Para-sites).

BS. Reneé Welhouse đã hướng dẫn các bệnh nhân cách sử dụng loại nước uống thần kỳ như sau:

Cách rang: Bạn có thể rang gạo lứt bằng bất cứ cách nào: dùng chảo, hoặc máy rang bắp (dùng máy thì chỉ 5 phút là được, nhưng chỉ áp dụng cho gạo lức tròn.

Nếu gạo lứt dài thì phải rang bằng chảo). Bạn muốn rang cho gạo có màu vàng đậm, hay màu nâu, nâu xậm tùy ý, nhưng đừng rang cháy.

Cách nấu: Phương pháp nấu tiện và sạch nhất là dùng nồi và để lửa nhỏ.

- Bạn có thể nấu từ sáng tới tối hoặc nấu qua đêm. Nếu bạn nấu nồi trên bếp thì nước không trong, nhìn đục như nước cơm vậy: Không đẹp mắt.

TIN TÀI TRỢ

- Một nồi nước (tương đương với 1 phích nước) bạn có thể cho 3-5 muỗng gạo lứt rang (tùy người thích uống đậm hay không), đun khoảng 15 phút cho gạo nở hết ra là có thể uống được.

Cách uống: Nên uống thay thói quen uống nước trà. Uống khi khát, uống bất cứ lúc nào. Nếu muốn uống nóng thì đổ vô bình thủy giữ nhiệt, rồi uống dần ngày đêm.

Tác dụng cho sức khỏe

- Không chỉ thanh lọc gan. Trà gạo lứt còn giúp cho bạn có nước da hồng hào sáng, đẹp, nhờ làm cho máu sạch, không chứa độc tố.

- Bớt hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi trời lạnh. Cộng với chế độ ăn uống tốt thì giảm mập nhanh. Chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Miệng, mồ hôi không còn mùi hôi thối. Trị nhức vai, mỏi xương sống.

- Uống trường kỳ, uống theo thói quen của người uống trà sẽ hết được bệnh “gao” (gout), chứng phong thấp của người già, một thứ bệnh khó chữa.

Cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt. Người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm nhiều lần...

Chú ý: Lúc khởi sự uống nước gạo lứt, sau 3, 4 tuần, có một số người bình thường ít ăn rau, hoặc những người nhiều dương tính do thói quen ăn uống trước kia có thể sẽ cảm thấy nóng trong người, đôi khi có người còn bị lở miệng, nhưng đừng lo lắng, cứ việc uống tiếp tục vài ngày sẽ hết.

Sau đó cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường.

BS. Reneé Welhouse cho biết, trước đây có một bệnh nhân ban đầu người này bị sạn mật quá nhiều, nên phải mổ để loại bỏ túi mật.

Nhưng rồi sau lại phát giác ra tình trạng gan của người ấy cũng có sạn nhiều, nên bệnh nhân lại được gởi đi gắp lấy sạn, tuy nhiên da mặt và mắt của bệnh nhân cứ ngày càng vàng ra, sức khỏe ngày một giảm sút, mệt mỏi và uể oải trong mọi sinh hoạt.

Cuối cùng bệnh viện cho hay, bệnh nhân đang ở trong tình trạng chai gan nặng, uống thuốc chỉ là cầm chừng chứ không thể chữa.

Nếu chịu giải phẫu để cắt gan thì có hy vọng kéo dài thời gian sống hơn, nhưng không bảo đảm sẽ khỏi hẳn. Do đó bệnh nhận từ chối giải phẫu.

Bẵng đi 3 năm sau, người này trở lại, bác sĩ Reneé nhận thấy da mặt ông ta hồng hào trở lại, không còn tình trạng vàng vọt như xưa. Bác sĩ cho khám lại thì gan đã được tái tạo một cách đáng ngạc nhiên.

Khi hỏi chuyện thì người đó cho hay: Do may mắn đọc được trang báo nói về tác dụng của việc uống nước gạo lức rang có thể lọc gan một cách hữu hiệu.

Ông này liền bỏ việc uống thuốc và ăn uống theo chế độ chay tịnh, rau trái nhiều hơn là thịt cá, uống nước gạo lức rang thay cho trà, cà phê, nước ngọt …

Sau vài tháng người này thấy có hiệu quả dần dần, tình trạng uể oải, mệt mỏi, biến mất lúc nào không hay.

Theo Sức khỏe & Gia đình

9/11/15

CÁCH TRỊ NHIỆT MIỆNG HIỆU QUẢ

Phạm Thu Hà - Thanh Lan
Mình xin kể câu chuyện của bản thân để các bạn tham khảo về cách chữa nhiệt miệng cực kỳ đơn giản và hiệu quả!
Lão chồng nhìn mình rất khoái chí vì lúc nào lão cũng nói mình là tham ăn, điên hết cả người! Không hiểu sao mình có ăn uống gì nhiều kia chứ mấy hôm đi Vũng Tầu mình chỉ ăn đồ biển và các loại thịt thú rừng và uống rượu, vì bên đối tác chiêu đãi nhiều quá mà từ chối thì ngại! Trong này họ ăn cay thật, không thích cũng phải cố nếu không họ lại bảo mình không biết ăn chơi. Há mồm ra trước gương, tội cho cái miệng lở toe, lở toét, chưa kể một đống mụn nước đang chuẩn bị vỡ lở ra tiếp. Thôi quyết định chiều nay nhịn một bữa. Đúng 4h chiều tay giám đốc trẻ và rất đẹp trai giọng ngọt ngào đon đả: Chị Hai ! chiều nay tụi em chiêu đãi toàn những hải sản quý hiếm chị chuẩn bị tinh thần nghe. Mình nói: “anh nhìn tôi mồm miệng này ăn sao được”. Gã nhìn tôi rồi nói “chuyện  nhỏ chị để em lo”. Lát sau gã đi vào với 2 quả cà dái dê mầu tím loại dài dài. Gã cười rất bí hiểm: “Chị Hai chờ chút xíu nghen”. Lát sau gã bưng cho tôi một bát nước còn nóng và bắt tôi uống ngay, uống hết. Tôi ngoan ngoãn uống hết mà không thắc mắc gì. Đến 6h chiều gã quay lại đón vợ chồng tôi, gã nói: “chị xem đã hết đau nhức chưa? Tự nhiên lúc này tôi mới để ý bệnh nhiệt miệng của tôi đã giảm tới 70 – 80%.
Từ đấy mấy mẹ con tôi mỗi khi bị lở mồm, nhiệt miệng tôi lại lấy 2 trái cà dái dê cắt lát mỏng luộc chừng 10 phút lấy một tô nước uống vào buổi chiều là lại vô tư ăn uống. Không muốn một mình bị mang tiếng là béo tròn, béo trục, có lần bà bác tôi hơn 70 tuổi, ở quê lên than phiền bị lở mồm đến mức đã thành chai, nấm trong mồm đã 3 năm nay. Đi khắp các viện, các thầy lang mà không khỏi. Ăn rất khó khăn, uống nóng, cay, mặn một tý cũng đau đớn. Tôi dặn bác phải làm 6 quả chia 3 lần như vậy vào buổi chiều và mỗi khi lên giường đi ngủ ngậm một thìa mật ong để khi ngủ, mơ thấy những điều ngọt ngào. Chả hiểu Bác làm thế nào mà chưa đầy 10 ngày sau đã gọi điện lên hẹn tôi; hôm nào lên, bác cháu mình đi đánh chén một bữa trả thù đời nhé.
Một người am hiểu về thảo dược khi biết câu chuyện này giải thích thêm: nước luộc cà tím dài, công dụng chữa nhiễm siêu vi đường miệng, mật ong có tác dụng thông kinh hoạt lạc và trị nấm rất tốt. Tôi chả biết có đúng không nhưng cứ chép ra đây hầu các bạn.

4/11/15

Chữa bệnh thận bằng cây thuốc Nam



Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực là bài thuốc chữa bệnh thận rất tốt.
Theo lương y Đinh Công Bảy, đối với những căn bệnh giai đoạn cuối, giới Đông y đều quan điểm chủ yếu là phước chủ, may thầy (nghĩa là phải có cơ duyên hoặc dùng đúng thuốc đúng bệnh do ông cha để lại).
Vào năm 1996, bé Trần Thị Thanh Tuyền (3 tuổi) là con gái út của gia đình chị Đoàn Thị Dung (47 tuổi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang mạnh khỏe bỗng nhiên suy yếu nhanh chóng.
Chị Dung kể lại rằng: “Toàn thân nó sưng phù lên, bụng trương ra ngày một to. Phát bệnh vài tháng thì cháu nằm liệt giường, không đi lại được. Vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi phương thuốc về cho con uống nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm. Mãi sau đó, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám mới biết chính xác bệnh”.
Theo đó, Tuyền được các bác sĩ kết luận bị hư thận thời kỳ cuối và đã vô phương cứu chữa. Khi đưa về nhà ít hôm, bé Tuyền luôn trong tình trạng kiệt sức, chỉ có thể nằm thoi thóp trên giường.
Trong thời điểm vô cùng tuyệt vọng, chị Dung lại may mắn tìm thấy cuốn sách “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc” của bố chồng là ông Trần Liệu từng có nhiều năm nghiên cứu và làm nghề thuốc để lại.
Dựa vào trí nhớ, chị Dung chia sẻ: “Trước khi uống thuốc, Tuyền không tiểu tiện được, hệ thống bài tiết không hoạt động. Do bị ứ nước, cháu lúc nào cũng ê ẩm và chỉ nằm bất động một chỗ. Nhưng một ngày sau khi uống thuốc, tôi thấy cháu cử động, nhắm mở mắt bình thường trở lại. Vợ chồng tôi cho cháu uống thuốc được nửa tháng thì cháu dần khỏe, đi lại được. Tôi cho cháu uống thuốc tới 3 tháng sau mới thôi”.
Bài thuốc chữa thận “thần kỳ” từ cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ
+ Dựa theo quyển sách thuốc, chị Dung tìm đủ 4 loại cây thuốc Nam là cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ.
+ Tiếp theo, chị bẻ lấy cả cành và lá của các loại cây trên.
+ Rồi chị lấy mỗi cây một ít rồi đem sao và sấy khô.
+ Cuối cùng, chị cho tất cả vào ấm đất, sắc từ 6 chén nước xuống còn 1 chén cho con uống mỗi ngày.

Hình ảnh 4 loại cây thuốc Nam đã được sấy khô.
Sau khi liên tục trong vòng 6 tháng, chị Dung đưa con gái đi khám lại và các bác sĩ đã cực kì ngạc nhiên về sự hồi phục kỳ diệu của Tuyền.
Hiện tại, bé Tuyền ngày xưa đã tròn 22 tuổi, vô cùng khỏe mạnh và đang là sinh viên năm cuối ngành Kế toán tại một trường Cao đẳng.
Thông tin cần biết về 4 loại cây thuốc quý chữa được các căn bệnh thận như thận khô, thận nhiễm mỡ, thận hư hoặc suy thận
Công dụng của cây muối: có vị mặn và mùi thơm, loại cây này giúp điều hòa khí.
Cây muối.
Công dụng của cây quýt gai: với vị cay và tính ấm, cây này thường được dùng chữa trị những căn bệnh như phong thấp, cảm ho, sốt, đau bụng, sâu răng, kiết lị, nhức đầu, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, hư thận, rắn cắn.

Cây quýt gai.
Công dụng của cây mực: có vị ngọt, chua và tính mát, thường dùng để chữa các bệnh như khí âm hư, sốt cao, xuất huyết và dùng để bồi bổ thận.
Cây mực.
Công dụng của cây nổ: theo sách thuốc thì cây này dùng để chữa sốt, các bệnh về thận và sỏi bàng quang.
Cây nổ.
Ưu điểm chung của các loại thuốc Nam được chế biến từ cỏ cây là thường không gây dị ứng và giá thành lại không quá cao nên phù hợp với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, Khoef.com khuyến cáo bạn không nên sử dụng tùy tiện bất kỳ bài thuốc dân gian nào mà chưa được sự tư vấn kỹ lưỡng từ các lương y.
Sưu tầm tại: Khoef.com