16/12/15

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

( Trích bài giảng lý luận y học cổ truyền - trường đại học y Hà Nội )
ĐỊNH NHĨA
Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội luôn luôn có mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.
Trong đông y học người xưa đã áp dụng học thuyết này để làm kim chỉ nam cho các phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân sinh bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện.

NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI

1/ Hoàn cảnh tự nhiên: ( khí hậu + thời tiết + địa lý + tập quán sinh hoạt )
- Khí hậu, thời tiết: đề cập đến lục khí ( phong - hàn - thử - thấp - táo - hỏa ) trong 4 mùa ( xuân - hạ - thu - đông )
- Vị trí địa lý: đồng bằng, miền núi, trung du, miền nam, miền bắc ...
- Tập quán sinh hoạt: phong tục, tín ngưỡng, món ăn truyền thống, cách thức lao động sản xuất, cách nuôi dạy con cái, định canh, du canh du cư, ... Ảnh hưởng tới từng con người trong xã hội.

2/ Hoàn cảnh xã hội: ( chính trị + kinh tế + văn hóa xã hội )
- Chính trị: có phân chia giai cấp, tàn dư xã hội cũ, tranh giành quyền lực, đảng phái ảnh hưởng tới cuộc sống của từng con người, từng cộng đồng và đất nước.
- Kinh tế: điều kiện kinh tế giàu, nghèo, mức sống cao thấp ....
- Văn hóa: các tập tục, tư tưởng, môi trường sống trong gia đình ... ảnh hưởng đến cuộc sống và tư duy của con người.
Các yếu tố trên gây ra các tác nhân ảnh hưởng tới tâm lý xã hội, là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh thuộc nội thương tình chí, bệnh về thể chất, cơ thể ...

CON NGƯỜI LUÔN THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thời tiết, khí hậu, địa lý, tập quán, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội luôn ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe cũng như tinh thần con người, có thể theo su hướng có lợi hoặc có hại cho sức khỏe con người. Con người cần thích nghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên, xã hội để sinh tồn và phát triển. 
Muốn vậy con người cần có sức khỏe, tinh thần thoải mái, vững vàng. Chính khí dồi dào, cơ năng thích ứng của cơ thể với môi trường luôn luôn tạo quân bình ( cân bằng ) giữa các mặt âm, dương, khí huyết, tinh thần, tân dịch ...

ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh chủ động: 
- Cải tạo thiên nhiên để phục vụ đời sống con người một cách khoa học, đảm bảo môi trường cân bằng, hữu ích
- Chủ động rèn luyện cơ thể: thể dục, thể hao, dưỡng sinh, khí công, thiền ...
- Điều hòa Tâm tính, rèn Tâm, sửa tính cho hài hòa với môi trường xã hội
- Cải tạo, thay đổi hoặc hủy bỏ những tập quán lạc hậu, hủ lậu ... Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

2/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh thụ động
- Ăn uống sinh hoạt điều độ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân 
- Sinh hoạt, lao động phù hợp vối sức khỏe, tuổi tác

3/ HTTNHN chỉ đạo nội dung của nguyên nhân sinh bệnh và vai trò của cơ thể với việc phát sinh bệnh:
- Trong tự nhiên có lục khí ( phong hàn thử thấp táo hỏa ) là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm, khi trở thành tác nhân bệnh lục khí gọi là lục tà hay lục dâm.
- Trong xã hội con người có gây ra những yếu tố và tâm lý gọi là thất tình chí ( vui giận buồn lo nghĩ kinh sợ ) là nguyên nhân gây ra các bệnh nội thương.
- Con người là thực thể sống trong môi trường tự nhiên và xã hội luôn có khả năng để cân bằng với những thay đổi của môi trường sống, trường hợp tự bản thân cơ thể có những chuyển biến không tốt sẽ bị các tác nhân từ môi trường xâm phạm và sinh bệnh. Thường gọi là chính khí hư thì tà khí xâm phạm. 

4/ HTTNHN chỉ đạo nội dung, phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện:
Kết hợp tất cả các phương pháp, cách thức lấy lại quân bình, bình hòa giữa nội bộ cơ thể con người và con người với môi trường xung quanh ( tự nhiên và xã hội )
- Nâng cao chính khí
- Tâm lý liệu pháp
- Dự phòng điều trị: Dưỡng sinh, khí công, thiền, thái cực quyền ...
- Ăn uống, bổi dưỡng, thực dưỡng 
- Dùng thuốc đông dược, tây dược,
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, diện chẩn, khí công y đạo ...
Thường chú trọng nâng cao chính khí của cơ thể ( bổ phần hư yếu ) rồi mới đến tấn công vào tác nhân gây bệnh.


Không có nhận xét nào: